Một trận đấu có đến hơn nửa đội hình ghi bàn và số lần chạm bóng của thủ môn Bùi Tiến Dũng có thể đếm được. Ngay cả sự xuất hiện của Quang Hải, Đình Trọng ở hiệp 2 cũng chỉ là phương án khởi động, làm nóng cho những vị trí thầy Park cần để dẫn dắt đồng đội cho hai trận còn lại.
Với Indonesia, dù có trọn vẹn 3 điểm nhưng lại là trận đấu mà HLV Park Hang-seo không thể an tâm ở nhiều tuyến, nhiều vị trí và kể cả sự gắn kết toàn đội. Quang Hải, cầu thủ được thầy Park kỳ vọng dẫn dắt lối chơi cho U-23 Việt Nam (VN), đã gặp rất nhiều khó khăn. Có ý kiến cho rằng Quang Hải đang đánh mất phong độ nhưng một thực tế phải nhìn nhận là các vệ tinh hỗ trợ cho Quang Hải còn quá mới và chưa thích nghi. Nếu ở đội tuyển, Quang Hải nghiêng sang cánh phải là có đối tác Trọng Hoàng hoặc Hùng Dũng dâng cao thì ở U-23 VN nhiều lúc Hải chần chừ trong việc phối hợp (vì thiếu hiểu ý) hoặc chọn giải pháp cầm bóng và đột phá. Ngược lại, ở cánh trái, nơi mà đá AFF Cup hay Asian Cup, Quang Hải thường xuyên phối hợp với Văn Hậu dâng cao hay Văn Đức lẫn Anh Đức, Công Phượng không phối hợp thì chạy chỗ khiến đôi chân của Hải thanh thoát hơn.
Trận U-23 VN chạm trán Indonesia, rất hiếm thấy những pha lên bóng nhanh, đập nhả xộc thẳng vào trung lộ hay xé biên với tốc độ nhanh mang nhiều yếu tố bất ngờ.
Đá với Indonesia cũng là phải đá với thế kèo trên trước một đối thủ cơ bắp, giỏi phá bóng.
48 tiếng trước khi gặp Thái Lan sẽ khó có những điều chỉnh tích cực nhưng chắc chắn thầy Park không phải bận tâm kiểu đá kèo trên.
Đá với Thái Lan, á quân U-23 châu Á sẽ phải trở lại với thế kèo dưới từng làm nên tên tuổi tại Thường Châu. Vấn đề còn lại là sức đề kháng và sức bật bắt đầu từ tuyến dưới có đủ để tạo bất ngờ trong thế kèo dưới không.
Đừng thua sớm và hàng thủ đừng sai lầm như trận gặp Indonesia thì có thể cầm cự và chờ Thái Lan phạm sai lầm.
Nhưng việc tận dụng để ghi bàn mà không bị thủng lưới trước là cả một vấn đề.