Hội thảo BOT – Từ góc nhìn đa chiều

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng phải đẩy mạnh công tác truyền thông, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, trung thực về các dự án BOT. Nhìn nhận về vấn đề này, ông Trần Bá Dung, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, trong thời gian qua báo chí và truyền thông nói chung làm được nhiều việc. Tuyên truyền, giới thiệu nhiều dự án BOT của nhà nước. Góp phần phản ánh những bất cập , bức xúc để cơ quan quản lý  nhà nước điều chỉnh. 

Tiến sĩ Trần Bá Dung, UVTV Trưởng ban nghiệp vụ Hội nhà báo Việt Nam.

Ông Dung đề xuất 3 nội dung: Một là điều chỉnh chính với truyền thông BOT: có cơ chế phối hợp giữa cơ quan ban hành chính sách với cơ quan truyền thông tại nơi có dự án BOT để nhân dân được biết, coi việc lấy ý kiến của nhân dân trong việc xây dựng, hoạch định dự án BOT là cần thiết. Hai là: Khi coi ý kiến nhân dân là cần thiết thì nên coi báo chí truyền thông là kênh khảo sát ý kiến chính thức của người dân, để người dân được phát biểu trong quá trình xây dựng chính sách. Ba là làm sao để thực hiện tốt việc công khai thông tin với báo chí, tránh việc không công khai thông tin để báo chí phải tìm thông tin qua nguồn tin không chính thức.

Nói đến BOT, không thể nhắc đến các nhà đầu tư cùng các khoản đầu tư lớn kéo theo đó là số tiền mà người dân phải chi trả. Trong giai đoạn thực hiện dự án cũng như khi đã hoàn thành thì các nhà đầu tư gặp không ít khó khăn khi triển khai dự án.

Chia sẽ về vấn đề này, ông Trần Phúc Tự, Tổng Giám đốc Công ty Công ty Cổ phần BOT Đèo cả - Khánh Hòa, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng sơn cho biết, với tư cách là nhà đầu tư thì tôi thấy khi thực hiện các dự án BOT thì nhà đầu tư cần có nguồn lực tài chính mạnh, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để hoàn thành dự án đúng tiến độ, chất lượng. Khi triển khai dự án ở các địa phương thì có nhiều khó khăn. Nhà đầu tư rất cần được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương. Nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng và cả trong giai đoạn hoàn thành tiến hành thu phí. 

Chủ trương đúng đắn về BOT là đã rõ nhưng kết quả thế nào thì còn phụ thuộc nhiều vào những văn bản pháp quy có liên quan cùng khả năng tổ chức của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và năng lực triển khai của các nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT, ông Trần Việt Dũng, Chánh Văn phòng đối tác công tư (PPP) Cục Quản lý đấu thầu – Bộ kế hoạch đầu tư, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư, Bộ GTVT, ông Nguyễn Văn Tám, Phó giám đốc Sở GTVT TP. HCM và ông Lưu Xuân Thủy, Đại diện các Nhà đầu tư sáng lập Hiệp hội các nhà đầu tư PPP tại Hội thảo.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Lưu Xuân Thủy chia sẻ, trước mắt tôi cũng đồng tình về các ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về việc đầu tư các dự án BOT. Nhưng nhiều khi tôi thấy có sự đối xử chưa công bằng giữa các nhà đầu tư của nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân. Mong rằng qua hội thảo mang tính đa chiều này, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ hiểu hơn về công việc cụ thể của các nhà đầu tư chân chính.

Nói về lãi suất vay để thực hiện dự án BOT tại Việt Nam lên đến 10,5%, ông Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cao Bằng cho biết, "Câu chuyện tín dụng ở VN tôi đã nói nhiều. Chưa ở đâu vay cao như Việt Nam, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc cho người nông dân vay với rất nhiều sự hỗ trợ về lãi suất, nhưng ở Việt Nam đến Ngân hàng chính sách khi người nông dân vay cũng phải 8%.

Ông Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cao Bằng phát biểu tại Hội thảo.

Vì vậy cho vay BOT hay các dự án chiến lược thì cần phải hạ lãi suất xuống. Nếu vay thực hiện dự án BOT giảm còn 5% thì rất tuyệt vời. Nếu có giải pháp thì chúng ta sẽ giảm được".

Đánh giá về sự cần thiết trong việc đầu tư tuyến cao tốc Trà Lĩnh - Đồng Đăng trong việc phát triển  kinh tế - xã hội, an ninh - chính trị tại địa phương, ông Lại Xuân Môn, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng cho biết, xây dựng tuyến cao tốc này việc rất cần thiết cho Cao Bằng và các địa phương khác. Việc xây dựng tuyến cao tốc này sẽ giải quyết được 5 vấn đề quan trọng cho Cao Bằng. Một là tuyến cao tốc sẽ tạo tiền đề phát triển kinh tế, chính trị ổn định. Hai là có cao tốc sẽ giải quyết, cân đối được vấn đề ngân sách hàng năm. Ba là cũng cố được quốc phòng an ninh. Năm là tạo nhiều thuận lợi cho vấn đề hợp tác quốc tế và đối ngoại.

Trao đổi tại buổi hội thảo, Ông Đinh Thế Hiển, Chuyên gia tài chính kinh tế cho biết: Thuật ngữ BOT là từ viết tắt của ba cái tên, xây dựng, chuyển giao và điều hành. Trong quá trình phát triển BOT rất là gian nan. Bộ máy nhà nước không thể có đầy đủ vốn để hoàn thành, cần thiết phải có những công ty có vốn, có chuyên môn để thực hiện dự án đó để xây dựng dự án đúng với thiết kế do nhà nước thực hiện.

Từ trái qua phải  Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, phó tổng biên tập báo Pháp luật TPHCM ; Tiến sĩ, Chuyên gia tài chính kinh tế Đinh Thế Hiển, ông Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cao Bằng và nhà báo Lê Văn Hỷ, Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam Logictisc Review

Sau đó Trên thế giới mô hình BOT như thế nào? Trong những quốc gia đang tăng trưởng thì họ rất cần nhiều nguồn lực. Do đó, BOT đã được nhiều nước phát triển từ Bắc Mỹ đến châu Âu, Đông Nam Á. Điển hình Đài Loan đã phát triển rất thành công BOT, hạ tầng Đài Loan hiện rất tốt. Một ví dụ nữa là Thái Lan cũng có các dự án BOT phát triển rất thành công.

Phát biểu tại hội thảo, ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM cho biết, nói đến BOT, nhiều người thường nghĩ ngay đến những công trình giao thông lớn được đầu tư bài bản, kỷ càng qua nhiều khâu xét duyệt, triển khai, nghiệm thu. Mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho các địa phương và cho đất nước.

Ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập báo Pháp luật TP. HCM phát biểu khai mạc Hội thảo "BOT - Từ góc nhìn đa chiều".

Tuy nhiên, cần phải công tâm nhận định rằng bên cạnh một số dự án BOT đang gây ra nhiều sự không lòng cho người dân lẫn chính quyền thì còn nhiều dự án BOT được dư luận đánh giá cao về hiệu quả..

Như vậy, các dự án BOT về giao thông thì xã hội cần phải có cách nhìn đa chiều, khách quan, chính xác về các mặt được và chưa được. Tránh những cái nhìn phiến diện, lệch lạc để cùng nhau góp phần làm cho chính sách đúng đắn về BOT ngày càng mang lại kết quả tốt đẹp.

Đây cũng là lý do mà Báo Pháo Luật TP.HCM phối hợp cùng Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam và Tạp chí Logistics tổ chức hội thảo này.

Toàn cảnh buổi hội thảo "BOT - Từ góc nhìn đa chiều".

Ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT bắt tay ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập báo Pháp luật TP. HCM trong buổi hội thảo "BOT - Từ góc nhìn đa chiều".

Hội thảo “BOT - Từ góc nhìn đa chiều” với sự tham dự của đại diện nhiều cơ quan quản lý nhà nước; chuyên gia tài chính, giao thông; nhà đầu tư… gồm có: Ông Lại Xuân Môn - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng; ông Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ GTVT; ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội; đại biểu Quốc hội - luật sư Trương Trọng Nghĩa  (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM); TS Đinh Thế Hiển - chuyên gia tài chính, kinh tế…

Hội thảo sẽ làm rõ những mặt tích cực và tiêu cực trong đầu tư BOT hiện nay ở Việt Nam. Đồng thời, có một đánh giá công bằng, khách quan hơn về hình thức đầu tư trên.

Các ý kiến phân tích của các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia và nhà đầu tư... tham dự hội thảo sẽ góp phần làm cho xã hội nhận thấy rõ những mặt tích cực và tiêu cực trong đầu tư BOT hiện nay ở Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới