Theo nhà thiết kế Sĩ Hoàng, số tiền phục chế chiếc áo vào thời điểm năm 1991 lên đến hơn 1 tỉ đồng.
Áo long bào vua Bảo Đại được nghệ nhân Vũ Văn Giỏi cùng tám người thợ làng nghề thực hiện từ tháng 7-1998, hoàn thành tháng 12-1999.
Chiếc áo long bào của Vua Bảo Đại được phục chế hơn 1 tỉ đồng và cất giữ suốt 25 năm. Ảnh: HOÀNG GIANG
Áo được thiết kế hết 14 m vải để thêu từng mảnh rồi lắp ghép và 14 m vải lót trong. Vải theo áo được dệt bằng tám sợi tơ tằm chập tên gọi là vải đoạn bát ti.
Vải lót trong dệt mỏng kiểu dệt lụa màu cam đỏ. Chỉ thêu bằng sợi tơ tằm se hai chiều, nhuộm các màu bằng thảo mộc theo lối xưa để được màu tự nhiên theo các màu sắc trầm như áo xưa.
Kim xa, khuy áo làm bằng đồng mạ vàng, cườm và ngọc trai làm mắt rồng. Tất cả công đoạn phục dựng từ thêu, may ghép hoàn toàn làm bằng thủ công phục dựng từ nguyên bản gốc áo vua Bảo Đại tại Bảo tàng cung đình Huế.
Hiện vật áo dài của các nghệ sĩ Hải Phượng, Ánh Tuyết, Kim Cương, Thanh Kim Huệ, Lệ Thủy (từ trái sang). Ảnh: HOÀNG GIANG
Triển lãm còn những chiếc áo dài mà NSND nghệ sĩ Phùng Há mặc trong sinh nhật hơn 80 tuổi của bà, chiếc áo của nghệ sĩ Bảy Nam may năm 2000, được bà mặc diễn trong vai bà mẹ vở Lá sầu riêng.
Hiện vật áo dài của NSND Bảy Nam. Ảnh: HOÀNG GIANG
Hiện vật trưng bày của nghệ sĩ điện ảnh Trà Giang. Ảnh: HOÀNG GIANG
Hiện vật áo dài của nghệ sĩ Thanh Bạch (trái) và hiện vật áo dài của nghệ sĩ Thành Lộc. Ảnh: HOÀNG GIANG
Các hiện vật áo dài được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: HOÀNG GIANG
Các hiện vật áo dài trẻ em được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: HOÀNG GIANG
Các hiện vật áo dài trưng bày tại triển lãm. Ảnh: HOÀNG GIANG
Hoạt động nằm trong khuôn khổ hưởng ứng lễ hội áo dài năm nay. Các triển lãm về áo dài còn đồng thời diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Áo dài...