Từ ngày 24-6 này đến hết ngày 11-7, các vật phẩm là những chiếc cúp chiến thắng, huy chương, đồng hồ của huyền thoại quần vợt Đức Boris Becker sẽ được đem bán đấu giá.
Boris Becker vô địch Wimbledon năm 17 tuổi
Nhà đấu giá Wyles Hardy của Anh đứng ta tổ chức cuộc bán đấu giá các vật phẩm của huyền thoại Becker nhằm trang trải các khoản nợ khổng lồ của tay vợt này để lại.
Đây chỉ là một giải pháp tình thế, bởi dự đoán là số tiền mang lại từ việc bán các vật phẩm này sẽ chẳng thấm vào đâu so với khoản nợ khổng lồ hàng triệu bảng Anh mà huyền thoại Đức đang mắc phải.
Boris Becker là một HLV giỏi của tay vợt Djokovic
Cuộc đời sự nghiệp của ngôi sao quần vợt 51 tuổi này có 6 danh hiệu Grand Slam và 49 danh hiệu khác ông đạt được. Trong đó Boris Becker là nhà vô địch Wimbledon trẻ nhất lịch sử của giải cho đến hôm nay chưa ai phá được. Ông vô địch đơn nam Wimbledon năm 17 tuổi. Với 49 danh hiệu cùng 6 danh hiệu Grand Slam đã mang về cho ông số tiền thưởng hơn 20 triệu euro.
Khi giải nghệ với số tiền có được theo thời giá lúc đó là rất lớn, ông đã lao vào con đường làm ăn kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, Becker chẳng có một chút kiến thức gì về thị trường nên đã bị các đối tác, nhà môi giới và đối phương lợi dụng khiến ông mất sạch tài sản.
Nhà vô địch Becker tạo ra học trò vô địch
Hiện nay, Becker đang nợ chính quyền TP Mallorca của Tây Ban Nha một khoản thuế rất lớn mà ông bán căn biệt thự ở đó cũng không trả đủ.
Tay vợt huyền thoại có biệt danh Boom-Boom này cũng hai lần ra tòa ở Thụy Sĩ và Đức vì khoản thuế 1,7 triệu euro ông không trả. Tòa án tuyên phạt Becker 500 ngàn euro và hai năm tù án treo.
Chuyện tình ái cũng khiến Becker tốn một khoản tiền không nhỏ qua những vụ ly hôn.
Việc Becker quyết định bán các vật phẩm chiến thắng của mình lẽ ra đã diễn ra năm 2017, tuy nhiên lúc đó Becker bị dây dưa vào một vụ mất cắp hộ chiếu. Kẻ đánh cắp đã dùng hộ chiếu của Becker để làm chuyện phi pháp ở Cộng hòa Trung Phi, khiến Bộ ngoại giao của Cộng hòa Trung Phi thông báo đến Liên minh châu Âu nên vụ bán đấu giá bị đình chỉ lại để điều tra.
Trong số 82 vật phẩm bán đấu giá này là những phiên bản cúp vô địch, huy chương, vợt, đồng hồ, kỷ niệm chương và hình ảnh chiến thắng của Boris Becker.
Ngoài những chiếc cúp, huy chương vô địch thì còn có những huy chương vào tứ kết, bán kết, chung kết các giải đấu lớn…đều được mang bán đấu giá.
Nhiều năm trước lẽ ra Boris Becker sẽ không đến nỗi khốn khổ thế này nếu khi vừa có dấu hiệu mất khả năng chi trả thì ông tìm đến tòa án để báo cáo và sau đó tuyên bố phá sản…sẽ được sự trợ giúp tốt hơn.
Song ông đã cứ lao theo tìm kiếm nguồn tiền tiếp tục chống chọi, khắc phục cho đến khi mọi chuyện vượt khỏi tầm kiểm soát quá xa.