Khai thác hiệu quả công viên địa chất toàn cầu ở Đắk Nông

(PLO)- Tỉnh Đắk Nông mong muốn nhận được những đánh giá, đề xuất của các chuyên gia về cách thức bảo tồn, khai thác hiệu quả vùng công viên địa chất toàn cầu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 22-11, UBND tỉnh Đắk Nông phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ TN&MT), Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tổ chức lễ Khai mạc Hội nghị Quốc tế về Hang động núi lửa lần thứ 20 (ISV20) và Hội thảo Khoa học “15 năm phát triển Công viên địa chất ở Việt Nam”.

Chương trình văn nghệ tại hội nghị. Ảnh: HH

Chương trình văn nghệ tại hội nghị. Ảnh: HH

Đây là dịp giúp tỉnh Đắk Nông giới thiệu, quảng bá hiệu quả hệ thống hang động núi lửa - di sản địa chất (có dấu vết của văn hóa người tiền sử) mang tầm quốc tế trong vùng công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Thu hút các nhà khoa học đến nghiên cứu, nâng cao thêm giá trị của hệ thống hang động, giá trị văn hóa đặc trưng. Chia sẻ kinh nghiệm, góp phần bảo tồn, khai thác hiệu quả di sản mang tầm quốc tế của tỉnh Đắk Nông, phục vụ cho sự phát triển của tỉnh và đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu trực tuyến tại hội nghị. Ảnh: LP

Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu trực tuyến tại hội nghị. Ảnh: LP

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết việc tỉnh Đắk Nông đăng cai Hội nghị ISV20 đánh dấu cột mốc mới trong hợp tác khoa học giữa Việt Nam với các quốc gia có hệ thống hang động trên thế giới.

“Việc lựa chọn tỉnh Đắk Nông để đăng cai hội nghị quan trọng này đã nâng cao vị thế của địa danh Đắk Nông với bạn bè quốc tế, tăng cường quan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực về bảo tồn và khai thác bền vững các di sản địa chất” - ông Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: AX

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: AX

TS. Guy Martini, Chủ tịch Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, Tổng thư ký Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu đánh giá cao những giá trị của công viên địa chất UNESCO Đắk Nông vào mạng lưới công viên địa chất toàn cầu. Đồng thời, ông cũng hoan nghênh những hoạt động thiết thực của Việt Nam và Đắk Nông trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị của công viên địa chất và hang động núi lửa…

Ông Christian Manhart - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam tin rằng, các hoạt động trao đổi trong những ngày tới tại Đắk Nông sẽ rất hứng khởi và hiệu quả, đồng thời tăng cường sự hợp tác tuyệt vời giữa UNESCO và các nhà địa chất để bảo tồn, sử dụng bền vững các núi lửa, hang động núi lửa, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững và Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.

Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông phát biểu tại hội nghị. Ảnh: AX

Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông phát biểu tại hội nghị. Ảnh: AX

Ông Hồ Văn Mười Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho rằng việc chủ động đăng cai tổ chức Hội nghị Quốc tế về Hang động núi lửa khẳng định quyết tâm của tỉnh Đắk Nông trong việc bảo tồn và sử dụng hợp lý các giá trị di sản, đặc biệt là các di sản địa chất.

Ông Mười cũng hy vọng thông qua hội nghị này sẽ nhận được những đánh giá, đề xuất của các chuyên gia về cách thức bảo tồn, khai thác hiệu quả núi lửa và hệ thống núi lửa trong vùng công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông có tổng diện tích 4.700 km2. Toàn bộ khu vực này được trải dài qua 6 huyện, thành phố gồm: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong, TP Gia Nghĩa.

Nơi đây hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất, địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực. Nhất là hệ thống hang động núi lửa trong đá bazan, phân bố chủ yếu ở khu vực Krông Nô.

Các nhà khoa học đã xác định nơi đây có hơn 100 hang động lớn nhỏ và có 5 miệng núi lửa được phát hiện gồm núi lửa Nâm Dơng, núi lửa Băng Mo (huyện Cư Jút), núi lửa Nâm Blang, núi lửa Nâm Kar (huyện Krông Nô) và núi lửa Nâm Gle (huyện Đắk Mil).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm