Khám phá 5 công trình vừa được xếp hạng di tích ở TP.HCM

Khám phá 5 công trình vừa được xếp hạng di tích ở TP.HCM

(PLO)- Tại TP.HCM có 5 công trình vừa được xếp hạng di tích cấp thành phố gồm: Chợ Bến Thành; Trụ sở Cục Hải quan TP.HCM; Trụ sở Ủy ban nhân dân Quận 1; Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo; Mộ ông Binh Bộ Kiểm duyệt Ty, Thừa vụ lang họ Trần.

Mới đây, UBND TP.HCM đã quyết định xếp hạng 5 công trình di tích trên địa bàn thành phố là di tích cấp thành phố. Việc xếp hạng này không chỉ giúp bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa của các công trình mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và bảo vệ các di sản này. Các công trình được công nhận sẽ có khu vực bảo vệ riêng biệt, được khoanh vùng theo các quy định pháp luật.

5 công trình.jpg

Theo đó, 5 di tích được xếp hạng di tích cấp thành phố gồm: Chợ Bến Thành; Trụ sở Cục Hải quan TPHCM; Trụ sở Ủy ban nhân dân Quận 1; Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo; Mộ ông Binh Bộ Kiểm duyệt Ty, Thừa vụ lang họ Trần.

CHỢ BẾN THÀNH

5-cong-trinh (5).jpg

Chợ Bến Thành, tọa lạc tại trung tâm Quận 1, là một trong những công trình kiến trúc nổi bật và được xếp hạng di tích quốc gia. Được xây dựng vào năm 1912 và hoàn thành vào cuối tháng 3 năm 1914, chợ đã trải qua hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, trở thành biểu tượng văn hóa và kinh tế của TP.HCM.

5-cong-trinh (6).jpg

Với diện tích lên đến 13.000m², chợ nằm trên các tuyến đường huyết mạch như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Thánh Tôn và Công trường Quách Thị Trang.

5-cong-trinh (22).jpg

Đây là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

5-cong-trinh (32).jpg

Chợ Bến Thành không chỉ là một trung tâm thương mại sầm uất mà còn là di tích lịch sử có giá trị văn hóa sâu sắc. Tuy đã qua nhiều lần cải tạo, lần đầu vào năm 1985, công trình này vẫn giữ được vẻ đẹp kiến trúc cổ điển, với các ngành hàng kinh doanh đa dạng như quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang và thủ công mỹ nghệ.

5-cong-trinh (9).jpg

Để duy trì và bảo tồn giá trị lịch sử, vào cuối năm 2024, UBND TP.HCM đã thông qua kế hoạch đầu tư 157 tỷ đồng cải tạo và nâng cấp khu chợ, cùng khu quảng trường trước chợ, dự kiến hoàn thành trước ngày 30/4/2025. Việc bảo tồn chợ Bến Thành sẽ được giám sát và quản lý bởi các cơ quan chức năng như Sở Văn hóa và Thể thao, UBND Quận 1 và UBND Phường Bến Thành theo quy định về di sản văn hóa.

TRỤ SỞ CỤC HẢI QUAN TPHCM

5-cong-trinh (3).jpg

Ngoài chợ Bến Thành, TP.HCM còn sở hữu nhiều di tích lịch sử đặc biệt khác, như trụ sở Cục Hải quan TP.HCM, cách chợ khoảng 1 km.

5-cong-trinh (26).jpg

Được xây dựng từ năm 1885 đến 1887, công trình này có kiến trúc tuyệt đẹp với những chi tiết trang trí cầu kỳ, và từng được gọi là Hôtel des Douanes. Công trình Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Alfred Foulhoux.

5-cong-trinh (2).jpg

Tòa nhà có mô típ trang trí đầu cột và mái vòm tinh xảo. Toàn bộ hệ thống cửa ra vào, cửa sổ đều bằng gỗ, chiều cao gần như suốt lên đến trần, bên ngoài các dãy hành lang là hệ thống các ô cửa vòm, rèm cuốn, luôn đảm bảo thông thoáng và ánh sáng.

5-cong-trinh (4).jpg

Tòa nhà này trước đây là Sở Thuế và Hải quan của chính quyền Pháp thuộc, hiện nay là một trong những biểu tượng kiến trúc của thành phố.

TRỤ SỞ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1

5-cong-trinh (11).jpg

Trụ sở UBND Quận 1, một công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp, được xây dựng vào năm 1876.

5-cong-trinh (25).jpg

Sau gần 150 năm, công trình này vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp kiến trúc ban đầu.

5-cong-trinh (12).jpg

Trước năm 1945, nơi đây từng là nơi vui chơi giải trí dành cho các sĩ quan Pháp, sau đó trở thành trụ sở của Bộ Tư pháp Sài Gòn.

5-cong-trinh (13).jpg

Kể từ ngày 30/4/1975, công trình này trở thành trụ sở UBND Quận 1.

MỘ ÔNG BINH BỘ KIỂM DUYỆT TY THỪA VỤ LANG HỌ TRẦN

5-cong-trinh (31).jpg

Một di tích khác đáng chú ý là Mộ ông Binh Bộ kiểm duyệt Ty Thừa vụ lang họ Trần, nằm trên đường Trần Văn Đang, Quận 3. Mộ đôi này được xây dựng vào năm 1856, cách đây gần 170 năm, để tưởng nhớ vợ chồng ông quan họ Trần giữ chức Thừa vụ lang của Ty kiểm duyệt bộ binh thời vua Tự Đức.

5-cong-trinh (20).jpg

Lối dẫn vào khu mộ là một con đường hẹp duy nhất chạy xuyên qua khu dân cư. Đường dài khoảng 20 mét, rộng khoảng 50 cm, đủ chỗ cho một người đi qua.

5-cong-trinh (28).jpg

Cả hai ngôi mộ được xây bằng đá ong và gạch, với tường bao xung quanh. Dù đã qua nhiều năm, di tích này vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử quan trọng, và vừa được công nhận là di tích cấp thành phố.

ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO

5-cong-trinh (14).jpg

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, tọa lạc tại số 36 Võ Thị Sáu, quận 1, được xây dựng từ năm 1932 và đã có hơn 90 năm lịch sử. Đây là một trong những điểm tín ngưỡng linh thiêng nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh.

5-cong-trinh (19).jpg

Đền thờ được xây dựng trong khuôn viên của chùa Vạn An cũ. Công trình này đã trải qua nhiều lần tu bổ và là nơi tổ chức các lễ lớn trong năm, như lễ giỗ vào ngày 20 tháng 8 Âm lịch và lễ sinh vào ngày 10 tháng Chạp, nhằm tưởng niệm Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

5-cong-trinh (15).jpg

Bạn Minh Đức, ngụ Quận Bình Thạnh, chia sẻ: “Mình thường đến đây thắp hương vào ngày rằm, mùng 1. Khi biết tin Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được công nhận là di tích của TP.HCM, mình cảm thấy rất vui. Mình nghĩ rằng nơi đây sẽ thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan và cầu phúc”.

5-cong-trinh (18).jpg

“Hôm nay là lần đầu tiên em đến Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo để tham quan. Đức Thánh Trần Hưng Đạo là một vị thánh có thật trong lịch sử, và em nghĩ đây là một nơi rất linh thiêng, rất phù hợp để các bạn đến đi lễ và tham quan” - Bạn Ngô Văn Dũng, ngụ tại Quận 7, chia sẻ.

5-cong-trinh (29).jpg

TP.HCM hiện có khoảng 190 di tích được xếp hạng, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt và 58 di tích quốc gia. Các di tích này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa mà còn là những điểm đến hấp dẫn cho du khách. Chính quyền TP.HCM đang nỗ lực bảo vệ, duy trì và phát huy những giá trị này để góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa, lịch sử của thành phố.

Đọc thêm