Qua thời mua vải may quần áo Tết, 'thủ phủ vải' lớn nhất TP.HCM ế ẩm chưa từng có

Qua thời mua vải may quần áo Tết, 'thủ phủ vải' lớn nhất TP.HCM ế ẩm chưa từng có

(PLO)- Phố vải Soái Kình Lâm (quận 5, TP.HCM) rơi vào cảnh đìu hiu, ảm đạm chưa từng có vào mùa cuối năm. Các tiểu thương “than ngắn, thở dài” khi hàng hoá ngập tràn nhưng sức mua giảm mạnh, doanh thu không đạt như kỳ vọng.

phố vải soái kình lâm
Phố vải Soái Kình Lâm trải dài trên các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Dương Tử Giang, Đỗ Ngọc Thạnh (quận 5, TP.HCM).
2 -pho-vai-soai-kinh-lam.jpg
Nơi đây được mệnh danh là “thủ phủ vải” lớn nhất TP.HCM khi tập trung hàng trăm cửa hàng, cung cấp đa dạng các loại vải cho khu vực TP.HCM và nhiều tỉnh thành trong cả nước.
3 -pho-vai-soai-kinh-lam.jpg
Các tiểu thương tại phố vải Soái Kình Lâm cho biết, độ tháng 9, tháng 10, khách tại các chợ lẻ, các cơ sở may mặc đã bắt đầu nhập vải về để phục vụ mùa Tết. Song năm nay, các tiểu thương cho biết sức mua giảm rõ rệt so với mọi năm, doanh thu không đạt như kỳ vọng.
4 -pho-vai-soai-kinh-lam.jpg
4.1.jpg
Những ngày cuối năm, con phố sầm uất của ngành vải nhuốm màu đìu hiu khi khách hàng ghé đến thưa thớt.
5 -pho-vai-soai-kinh-lam.jpg
Các cửa hàng trưng bày đủ các loại vải vóc rực rỡ màu sắc để chào mời khách, thế nhưng một số tiểu thương cho biết có những hôm ngồi từ sáng đến chiều chẳng bán được mét vải nào.
6.. phố vải Soái Kình Lâm.jpg
Tiếng cắt vải, tiếng trả giá, chào hàng cũng dần thưa thớt, thay vào đó là cảnh những người bán hàng ngóng chờ khách.
6.1 -pho-vai-soai-kinh-lam.jpg
6.2 -pho-vai-soai-kinh-lam.jpg
Các tiểu thương ngồi bấm điện thoại, tán gẫu để “giết” thời gian những ngày cuối năm.
7 pho-vai-soai-kinh-lam .jpg
Gần 11 giờ trưa nhưng cửa hàng vải Đ.T.Q.T trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5 vẫn chưa có khách mua mở hàng. Chủ tiệm (70 tuổi) chỉ biết “than ngắn, thở dài” vì tình trạng ế ẩm chưa từng có trong hơn 40 năm gắn bó với nghề.
9.jpg
Chủ tiệm tâm sự: “Hiện nay xu hướng mua sắm online lên ngôi, nhiều mẫu quần áo sản xuất sẵn với chi phí rẻ, trong khi đó tiền mua vải, tiền công may một bộ quần áo phải tốn từ vài trăm nghìn đồng lại còn phải chờ đợi lâu. Vì thế nhiều người đã không còn mặn mà với chuyện mua vải may quần áo mỗi dịp Tết”.
8 -pho-vai-soai-kinh-lam.jpg
Bà cho biết thêm, địa điểm đang kinh doanh là của gia đình nên đỡ tốn chi phí mặt bằng hằng tháng như những chỗ khác. Thế nhưng với tình hình ế ẩm như hiện tại bà đang nghĩ tới chuyện cho thuê mặt bằng để vớt vát chút lời.
10.1.jpg
Hơn nửa đời người gắn bó với nghề kinh doanh vải tại phố vải Soái Kình Lâm (quận 5), bà Kim Ngân (66 tuổi) không khỏi chạnh lòng khi phố vải càng ngày càng vắng khách. Nhận định về lý do ế ẩm, bà Ngân cho biết: “Tình hình kinh tế khó khăn chung nên không riêng gì ngành vải, các ngành nghề khác đều bị ảnh hưởng. Ngày nay, việc quần áo thời trang được buôn bán tràn lan trên mạng với mức phí rẻ, giao tận nhà, đa dạng mẫu mã đã khiến những người kinh doanh truyền thống khó cạnh tranh”.
11 -pho-vai-soai-kinh-lam.jpg
Cảnh ế ẩm kéo dài khiến bà Ngân không khỏi trăn trở nhớ về thời hoàng kim của 10 năm về trước, khi chợ luôn tấp nập người ra vào mua sắm vào mỗi dịp cuối năm. Với năm nay, dù đang ở vào mùa cao điểm mua sắm Tết nhưng những người kinh doanh tại phố vải như bà lại thất thu.
12 -pho-vai-soai-kinh-lam.jpg
Tương tự, tại cửa hàng chuyên vải may đồ bộ trên đường Trần Hưng Đạo (quận 5), chị Khánh Thy lòng nặng trĩu khi từ sau dịch Covid-19 đến nay tình hình buôn bán ngày càng khó khăn.
13 -pho-vai-soai-kinh-lam.jpg
13.1 -pho-vai-soai-kinh-lam.jpg
Trước áp lực doanh thu giảm, nhiều ki-ốt kinh doanh tại khu thương xá Đồng Khánh trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5 đã đóng cửa, ngừng buôn bán dài ngày.
14 -pho-vai-soai-kinh-lam.jpg
Có dịp đến TP.HCM, chị Thu Ba tranh thủ ghé cửa hàng quen tại quận 5 để lựa mẫu, nhập vải về bán tại chợ ở tỉnh Tây Ninh. Chị Ba cho biết: “Vải vóc năm nay rất đẹp, đa dạng tuy nhiên thị trường buôn bán ế ẩm, khách đìu hiu nên tôi cũng không dám nhập nhiều. Thời nay những người trẻ đã không còn chuộng sắm vải may quần áo, tôi chủ yếu chỉ bán cho những cô chú trung niên để may đồ bộ”.
15.jpg
Ở tuổi 75, bà Nga đã có thâm niên hơn 40 năm gắn bó với nghề buôn bán vải tại phố vải Soái Kình Lâm (quận 5). Bà Nga thuê kiot diện tích khoảng 6m² trong chợ với mức 5 triệu đồng/ tháng. Bà Nga tâm sự: “Càng ngày buôn bán càng ế, có những lúc suốt 2-3 ngày không có một khách nào ghé tiệm. Kinh doanh không ổn nên mùa Tết tôi cũng không nhập hàng nhiều”.
5.1 -pho-vai-soai-kinh-lam.jpg
Trước tình hình kinh doanh quá ế ẩm, bà Nga càng nản lòng nhưng vì “phóng lao phải theo lao” nên bà cố cầm cự với hy vọng một lúc nào đó chuyện buôn bán ở phố vải sẽ khởi sắc.

Đọc thêm