Khám phá loài sen có tán lá khổng lồ ở Đồng Tháp

(PLO)- Loài sen có tán lá khổng lồ gây thích thú và tò mò cho du khách mỗi khi có dịp vãn cảnh tại chùa Phước Kiển (xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp).
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhắc đến Đồng Tháp, nhiều người nghĩ ngay đến các địa điểm du lịch nổi tiếng như vuờn quốc gia Tràm Chim, làng hoa Sa Đéc, khu di tích Nguyễn Sinh Sắc…Bênh cạnh đó nhiều người nhắc đến loài sen có tán lá khổng lồ tại chùa Phước Kiển, xuất hiện tự nhiên tại chùa từ 30 năm nay.

Cổng vào chùa Lá Sen (Phước Kiển Tự) nơi nuôi trồng loài sen có lá khổng lồ. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Cổng vào chùa Lá Sen (Phước Kiển Tự) nơi nuôi trồng loài sen có lá khổng lồ. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Ngày 8 tháng 12 năm 1992, ao phía trước chùa xuất hiện loài sen mọc thành từng cụm trông rất đẹp mắt. Sau một thời gian sen phát triển rất to, người dân trong vùng hiếu kỳ kéo đến xem rất đông. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Ngày 8 tháng 12 năm 1992, ao phía trước chùa xuất hiện loài sen mọc thành từng cụm trông rất đẹp mắt. Sau một thời gian sen phát triển rất to, người dân trong vùng hiếu kỳ kéo đến xem rất đông. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Chùa Phước Kiển được xây dựng vào năm 1897. Ban đầu có tên là Phước Kiển Tự, nhưng từ khi có loài sen độc đáo mọc tại đây, người dân quen gọi là chùa Lá Sen.

Theo lời của sư ông Sa Môn Huệ Từ năm nay đã 85 tuổi, người chuyên trông coi hương khói trong chùa thì ao sen được hình thành trong lúc chính quyền Sài Gòn cũ rải bom khủng bố các chiến sĩ quân giải phóng miền Nam vào năm 1966. Sau cuộc bố ráp bằng bom tại khu vực này, chùa bị hư hại nặng và để lại trên mặt đất 2 hố bom.

Năm 1992, loài sen khổng lồ này xuất hiện gây kinh ngạc cho cư dân cả một vùng Hòa Tân. Do hạn chế về thông tin nên không ai biết đây là giống sen gì và từ đâu lại có mặt ở đây.

Đã có nhiều nhà khoa học đến đây nghiên cứu và kết luận đây là sen bị biến đổi gen do chất độc màu da cam gây ra, lại có ý kiến cho rằng đây là loại bông súng đỏ đột biến.

Sen khổng lồ được nuôi trồng tại chùa Lá Sen còn được gọi là sen vua, sen nia, sen thúng, bông súng nia… Mỗi cây trưởng thành thường nặng từ 1,5 đến 2kg, đường kính tán lá khoảng 50-80cm. Khi nở, sen tỏa ra mùi hương nhẹ, búp sen có thể dùng để ướp trà, có tác dụng giải độc cho cơ thể rất tốt.

Sư ông Sa Môn Huệ Từ năm nay đã 85 tuổi nhưng vẫn nhớ chi tiết quá trình sen khổng lồ xuất hiện. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Sư ông Sa Môn Huệ Từ năm nay đã 85 tuổi nhưng vẫn nhớ chi tiết quá trình sen khổng lồ xuất hiện. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

“Tuy nhiên đến giờ vẫn chưa thống nhất chung về nguồn gốc loài sen này. Vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh về loài sen này lắm. Lúc trước có chuyên gia trên tỉnh về nói giống này ở bên rừng Amazon, nhưng tôi thấy cũng rất lạ vì khu vực đó cách Việt Nam mình gần nửa vòng trái đất nhưng tại sao lại có mặt ở đây” – Sư ông Sa Môn Huệ Từ nói.

Từ nhiều năm nay, chùa Lá Sen đã trở thành địa điểm du lịch quen thuộc thu hút du khách thập phương đến vãn cảnh và chiêm ngưỡng loài sen độc đáo sở hữu tán lá khổng lồ.

Ông Trần Văn Lạc (64 tuổi, ngụ xã Hòa Tân) hiện đang hành nghề chụp hình tạo kiểu tại chùa chia sẻ thêm: “Từ khi xuất hiện cây sen khổng lồ cho đến nay cũng đã hơn 30 năm, lúc nào chùa cũng có khách ghé thăm và chiêm ngưỡng loại sen thú vị này. Các dịp lễ tết thì rất đông người đến chùa để được trông thấy cây sen vua này”.

Ông Trần Văn Lạc hiện đang hành nghề chụp hình tạo chia sẻ: “Từ khi xuất hiện cây sen khổng lồ cho đến nay cũng đã hơn 30 năm, lúc nào chùa cũng có khách ghé thăm và chiêm ngưỡng loại sen thú vị này”. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Ông Trần Văn Lạc hiện đang hành nghề chụp hình tạo chia sẻ: “Từ khi xuất hiện cây sen khổng lồ cho đến nay cũng đã hơn 30 năm, lúc nào chùa cũng có khách ghé thăm và chiêm ngưỡng loại sen thú vị này”. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Làm nghề chụp hình tạo kiểu tại chùa đã hơn 10 năm nay, ông Trần Văn Lạc (64 tuổi) kể, tán lá sen này rất to nhưng để mọi người có thể yên tâm đứng lên chụp hình, nhà chùa đã làm một cái mâm luồn dưới lá sen. Có các cụ lớn tuổi nhưng lại rất “chịu chơi”, ngồi trên lá sen nhưng không sợ hãi mà còn rất phấn khởi, khiến cho con cháu của họ cảm thấy hạnh phúc và tạo được niềm vui cho bố mẹ họ.

Anh Lưu Đức Duy Linh (22 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM) cho biết: “Tôi nghe nói tại chùa Lá Sen có loài sen khổng lồ nên nhân dịp lễ tôi cùng gia đình về đây khám phá loài sen đột biến này. Khi được chứng kiến sự kỳ diệu này của tự nhiên, tối rất bất ngờ vì tán lá của chúng rất to”.

Du khách đứng tạo dánh, chụp ảnh kỷ niệm trên lá sen khổng lồ. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Du khách đứng tạo dánh, chụp ảnh kỷ niệm trên lá sen khổng lồ. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Theo sư ông Sa Môn Huệ Từ, chùa Lá Sen trước kia còn thu hút khách thăm viếng bởi có nuôi thêm 3 ông Quy (tức rùa). Các ông Quy sống ở đây từ rất lâu và rất dạn người. Ban ngày thì nằm ở khu vực thờ Phật Bà Quan Âm nhưng đêm thì vào chánh điện để nghe tụng kinh và ngủ.

“Tuy nhiên sau dịch Covid-19, cơ quan bảo tồn động vật hoang dã đã đem về khu bảo tồn thiên nhiên để nuôi dưỡng do loài rùa này nằm trong danh sách động vật quý hiếm” – Sư ông nói trong tiếc nuối.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm