Cột mốc số 241 biên giới Việt Nam-Campuchia được khánh thành tháng 6/2010. (Ảnh: Vương Thoại Trung/TTXVN)
Tỉnh Đắk Nông (Việt Nam) gồm 4 huyện: Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Mil và Cư Jút có đường biên giới dài 130km với tỉnh Monđulkiri (Vương quốc Campuchia).
Theo kế hoạch, hai tỉnh Đắk Nông và Mondulkiri phải tiến hành cắm 14 vị trí với tổng số 26 cột mốc biên giới. Từ cuối tháng 7/2007, chính quyền hai tỉnh Đắk Nông và Mondulkiri cùng nhau triển khai công tác cắm cột mốc biên giới quốc gia mà Chính phủ hai nước đã giao nhiệm vụ cho hai địa phương.
Đến nay, các cơ quan chức năng của hai tỉnh đã tiến hành xác định, xây dựng xong 8 vị trí (từ vị trí số 48 đến vị trí số 55 liên tiếp) với 16 cột mốc, có chiều dài hơn 100km. Cột mốc biên giới hai nước thuộc địa phận tỉnh Đắk Nông và tỉnh Mondulkiri được xây dựng bằng đá granit, hình trụ cao 1,7m trên một bệ bêtông rộng 49m2, ghi hai tiếng Việt Nam-Khmer và vị trí số cột mốc, năm xây dựng bảo đảm đúng tiến độ, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật.
Trong thời gian tới, chính quyền hai tỉnh tiếp tục phối hợp thực hiện tốt cắm mốc những vị trí còn lại đúng thời gian như Chính phủ hai nước đã thỏa thuận.
Việc hoàn thành cắm mốc quốc gia góp phần xây dựng biên giới hai nước thân thiện, đoàn kết, hữu nghị, hòa bình, hợp tác lâu dài; bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an tòan xã hội vùng biên giới, bảo vệ chủ quyền của mỗi quốc gia; người dân hai tỉnh của hai nước yên tâm hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.../.
Theo kế hoạch, hai tỉnh Đắk Nông và Mondulkiri phải tiến hành cắm 14 vị trí với tổng số 26 cột mốc biên giới. Từ cuối tháng 7/2007, chính quyền hai tỉnh Đắk Nông và Mondulkiri cùng nhau triển khai công tác cắm cột mốc biên giới quốc gia mà Chính phủ hai nước đã giao nhiệm vụ cho hai địa phương.
Đến nay, các cơ quan chức năng của hai tỉnh đã tiến hành xác định, xây dựng xong 8 vị trí (từ vị trí số 48 đến vị trí số 55 liên tiếp) với 16 cột mốc, có chiều dài hơn 100km. Cột mốc biên giới hai nước thuộc địa phận tỉnh Đắk Nông và tỉnh Mondulkiri được xây dựng bằng đá granit, hình trụ cao 1,7m trên một bệ bêtông rộng 49m2, ghi hai tiếng Việt Nam-Khmer và vị trí số cột mốc, năm xây dựng bảo đảm đúng tiến độ, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật.
Trong thời gian tới, chính quyền hai tỉnh tiếp tục phối hợp thực hiện tốt cắm mốc những vị trí còn lại đúng thời gian như Chính phủ hai nước đã thỏa thuận.
Việc hoàn thành cắm mốc quốc gia góp phần xây dựng biên giới hai nước thân thiện, đoàn kết, hữu nghị, hòa bình, hợp tác lâu dài; bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an tòan xã hội vùng biên giới, bảo vệ chủ quyền của mỗi quốc gia; người dân hai tỉnh của hai nước yên tâm hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.../.
(Theo TTXVN/Vietnam+)