Theo đơn trình bày của anh T.: trong khi chờ ly hôn, vợ anh đã mang thai được hơn một tháng nhưng anh không biết. Vì vậy khi giải quyết ly hôn, tòa xác định trong bản án vợ chồng không có con chung. Nay anh xác định chắc cháu K. là con của mình nhưng vợ cũ của anh không thừa nhận và cho biết giấy khai sinh của cháu K. bỏ trống phần tên cha. Như vậy anh không phải là cha của cháu K. và không có quyền thăm con. Trong khi tính theo ngày tháng sinh cháu K. thì cháu đúng là con của anh và vợ cũ.
KINH NGHỆM PHÁP LÝ:
Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành luật Hôn nhân và Gia đình nói rõ: con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung.
Như vậy, nếu con đã thành thai trong thời kỳ hôn nhân và được sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, cháu bé được xác định là con chung của hai người.
Và sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn có quyền đồng thời có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chung. Không ai được cản trở việc thăm nom, chăm sóc con chung hoặc lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chung.
Nhưng trên thực tế, để xác định một người có phải là cha của một đứa trẻ hay không lại thường căn cứ vào giấy khai sinh của đứa trẻ. Khi giấy khai sinh của cháu bé phần tên người cha để trống hoặc là tên người khác thì về mặt pháp luật anh T. chưa được công nhận là cha cháu bé.
Để được công nhận và có quyền thăm nom con, anh T. phải làm đơn yêu cầu tòa án xác định cháu bé là con anh và cung cấp các chứng cứ có liên quan. Trong trường hợp cần thiết, tòa án trưng cầu giám định gen. Và sau khi bản án, quyết định của tòa án xác định anh T. là cha có hiệu lực pháp luật, kể từ thời điểm đó anh T. có quyền thăm nom, chăm sóc cháu.
KINH NGHỆM PHÁP LÝ:
Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành luật Hôn nhân và Gia đình nói rõ: con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung.
Như vậy, nếu con đã thành thai trong thời kỳ hôn nhân và được sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, cháu bé được xác định là con chung của hai người.
Và sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn có quyền đồng thời có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chung. Không ai được cản trở việc thăm nom, chăm sóc con chung hoặc lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chung.
Nhưng trên thực tế, để xác định một người có phải là cha của một đứa trẻ hay không lại thường căn cứ vào giấy khai sinh của đứa trẻ. Khi giấy khai sinh của cháu bé phần tên người cha để trống hoặc là tên người khác thì về mặt pháp luật anh T. chưa được công nhận là cha cháu bé.
Để được công nhận và có quyền thăm nom con, anh T. phải làm đơn yêu cầu tòa án xác định cháu bé là con anh và cung cấp các chứng cứ có liên quan. Trong trường hợp cần thiết, tòa án trưng cầu giám định gen. Và sau khi bản án, quyết định của tòa án xác định anh T. là cha có hiệu lực pháp luật, kể từ thời điểm đó anh T. có quyền thăm nom, chăm sóc cháu.
HOÀNG YẾN
(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 185)