Người sáng lập ra Li-Fi - ông Suat Topsu tuyên bố rằng: “Về mặt lý thuyết, các thiết bị có thể tải 200 Gigabyte, hoặc tương đương với 23 đĩa DVD chỉ trong một giây.”
Li-Fi sử dụng tần số được tạo ra từ bóng đèn LED (nhấp nháy hàng ngàn lần mỗi giây) để truyền tải thông tin không dây.
Tại MWC 2016 vừa qua, không phải ai cũng tin rằng Li-Fi sẽ vượt qua Wi-Fi. Trong đó có ông Frederic Sarrat, một nhà phân tích công nghệ cho Công ty PricewaterhouseCoopers - công ty dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới. Sarrat không tán thành với các phương thức truyền tải đã được thử nghiệm trong môi trường thực tế tại Pháp, Bỉ, Estonia và Ấn Độ, ông cho rằng chúng không khác gì "công nghệ ở phòng thí nghiệm.”
Jim Tully, chuyên gia phân tích công nghệ vượt trội của Công ty IT Gartner lại nhìn thấy công nghệ này là có tiềm năng to lớn.
Tully nhận xét rằng Li-Fi có hai vấn đề quan trọng. Thứ nhất, nó chỉ hoạt động khi một thiết bị được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và thứ hai, tín hiệu Li-Fi không thể truyền tải thông qua các bức tường.
Công ty Gartner thấy rằng công nghệ này có thể được sử dụng trong không gian nhỏ nhằm làm giảm nguy cơ của hành vi trộm cắp dữ liệu. "Không giống như Wi-Fi, Li-Fi có thể tăng cường tính bảo mật của đường truyền vì Wi-Fi sử dụng sóng vô tuyến điện và do đó việc truyền mở các gói dữ liệu có thể được thực hiện bởi bất cứ ai kể cả hacker và các tổ chức giám sát."