Ký ức vẹn nguyên về ngày thống nhất của Đại tá tình báo Tư Cang

Ký ức vẹn nguyên về ngày thống nhất của Đại tá tình báo Tư Cang

(PLO)- 49 năm trôi qua nhưng ký ức về ngày 30-4 toàn thắng vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu (tức Tư Cang). Đã bước qua tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn nhớ rõ từng thời khắc oanh liệt của cuộc kháng chiến trường kỳ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Một chiều tháng cuối tháng 4, TP.HCM rực rỡ cờ hoa kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước. Phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM có dịp thăm nhà Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu, bí danh Tư Cang, tại ngôi nhà nằm trong con hẻm trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Ký ức ngày gặp lại của Đại Tá tình báo Nguyễn Văn Tàu
Đại tá Nguyễn Văn Tàu, bí danh Tư Cang, năm nay 97 tuổi. Ảnh: Nguyệt Nhi

Cứ vào dịp tháng 4 hằng năm, ông Tư Cang lại tất bật với nhiều hoạt động đoàn thể, trở thành nhân vật quan trọng của nhiều cuộc họp mặt nhân dịp kỷ niệm ngày thống nhất đất nước. Ở tuổi 97, tuy mắt đã mờ, chân tay không còn linh hoạt như thời thanh xuân trai trẻ, nhưng tâm trí của người sĩ quan tình báo vẫn rất minh mẫn. Khi được hỏi về kỷ niệm của những năm tháng trong khói lửa, ông Tư Cang bồi hồi nhớ về những "từ khóa" của cuộc đời mình: “Cụm trưởng cụm tình báo H63”, “Trận đánh cầu Rạch Chiếc”, “nước mắt ngày gặp lại”...

Ký ức vẹn nguyên về ngày thống nhất của Đại tá tình báo Tư Cang

"Coi như chết rồi"

Ngược dòng lịch sử, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đại tá tình báo Tư Cang là cụm trưởng Cụm tình báo H63 do vị tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn là điệp viên chủ lực của cụm. Hoạt động bí mật trong lòng Sài Gòn, ông Tư Cang đã cùng đồng đội cung cấp những thông tin vô giá về quân sự, chính trị, kinh tế của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, góp phần quan trọng vào nhiều chiến thắng vang dội, đặc biệt là Đại thắng Mùa xuân 1975.

Ký ức vẹn nguyên về ngày thống nhất của Đại tá tình báo Tư Cang

Gần 50 năm đã trôi qua, đại tá tình báo Tư Cang vẫn nhớ rõ từng thời khắc oanh liệt của cuộc kháng chiến trường kỳ.

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn, cầu Rạch Chiếc đóng vai trò vô cùng quan trọng, là cửa ngõ then chốt để quân ta tiến vào. Ông Tư Cang đã có những đóng góp to lớn trong trận đánh cầu Rạch Chiếc, góp phần làm nên chiến thắng vang dội.

Đêm 27-4-1975, bầu không khí tại Sài Gòn căng thẳng tột độ. Trận chiến quyết định đang đến hồi gay cấn. Cầu Rạch Chiếc trở thành mục tiêu tấn công trọng điểm của quân ta. Lữ đoàn đặc công biệt động 316 do ông Tư Cang làm Chính ủy đã dũng cảm vượt sông, tấn công cầu Rạch Chiếc. Ông Tư Cang đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy các chiến sĩ chiến đấu, động viên tinh thần và đưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời.

Trận cầu Rạch Chiếc là trận đánh gần Sài Gòn nhất, tạo bàn đạp cho các đơn vị quân đội chủ lực tiến vào nội đô, góp phần quyết định dẫn tới ngày thống nhất đất nước.

“Tôi hay dặn anh em cấp dưới phải ghi trong bụng 4 chữ 'coi như chết rồi' để sẵn sàng hi sinh. Làm tình báo thì phải xác định có thể bị bắt, có thể hi sinh vì phải đi sát địch mới nắm được tình hình địch” – Ông nói.

Ký ức vẹn nguyên về ngày thống nhất của Đại tá tình báo Tư Cang

Trong tâm trí của cựu đại tá tình báo, sự nghiệp tình báo quan trọng bao nhiêu thì đồng đội của ông càng cao quý gấp bội. Ông trân trọng khi nhắc đến “anh Hai Thương” (tức Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Thương), ông Phạm Xuân Ẩn (bí danh X6), cô Tám Thảo (tức Thượng úy Nguyễn Thị Mỹ Nhung)… đã cùng ông vào sinh ra tử.

Ký ức ngày gặp lại của Đại Tá tình báo Nguyễn Văn Tàu
Ký ức ngày gặp lại của Đại Tá tình báo Nguyễn Văn Tàu
Ký ức ngày gặp lại của Đại Tá tình báo Nguyễn Văn Tàu
Ông Tư Cang cùng các đại biểu thắp hương cho những anh hùng liệt sĩ tại Khu tưởng niệm cầu Rạch Chiếc. Ảnh: Nguyệt Nhi
dai-ta-tinh-bao-tu-cang (16).jpg
Đại tá tình báo Tư Cang chia sẻ về những hồi ức của trận đánh cầu Rạch Chiếc. Ảnh: Nguyệt Nhi

Mỗi dịp 30-4, Lữ đoàn 316 lại tổ chức tưởng niệm 52 chiến sĩ hi sinh ở cầu Rạch Chiếc - những đồng đội đã mãi mãi nằm lại nơi đáy sông vì sự nghiệp hòa bình, vì cuộc sống không còn tiếng súng trên đất nước thân yêu.

Đại Tá Tình báo Nguyễn Văn Tàu
Đại Tá Tình báo Nguyễn Văn Tàu
Đại tá tình báo Tư Cang cùng Lữ đoàn Đặc công Biệt động 316 thả hoa đăng tưởng niệm 52 chiến sĩ hy sinh trong trận đánh cầu Rạch Chiếc sáng ngày 26-4. Ảnh: Nguyệt Nhi
Đại Tá Tình báo Nguyễn Văn Tàu
Một góc cầu Rạch Chiếc cạnh tuyến metro số 1. Ảnh: Nguyệt Nhi

“Tôi đâu biết cuộc chiến sẽ dài đến thế”

Nhớ về ngày chiến thắng, ông Tư Cang không thể nào quên thời khắc thật sự có một gia đình trọn vẹn. Lý tưởng vì đất nước đã cuốn chàng trai 19 tuổi cùng lời hứa hẹn ngày trùng phùng với vợ con đi biền biệt suốt gần 30 năm trời. Hai từ “thống nhất” là đích đến của sự nghiệp cách mạng mà mỗi người trong cuộc chiến không thể biết trước có nhìn thấy ngày đó hay không. Nhưng họ vẫn đi, vẫn chiến đấu. Vì vậy ông Tư Cang luôn cho mình là người chiến sĩ may mắn khi có ngày được về nhà, gặp lại vợ con.

Ký ức vẹn nguyên về ngày thống nhất của Đại tá tình báo Tư Cang

“Bữa đó mình đang thảo luận với pháo binh quân đoàn 3 thì anh em về thông báo ông Dương Văn Minh đầu hàng rồi. Nghe vậy bắn pháo gì nữa, xếp bản đồ thôi và tôi về luôn trong ngày. Chúng tôi ngồi trên chiếc xe Jeep, anh chị em biệt động đi đằng trước dẹp đường, tinh thần chiến sĩ như nông dân tới mùa gặt.

Chạy về tới Thị Nghè, tôi gọi tên con gái 'Nhồng ơi! Nhồng ơi!'. Vợ con tôi ra đón, vui mừng trong nước mắt. Đó cũng là thời khắc tôi có được hạnh phúc thật sự sau gần 30 năm. Tôi đã trải qua hai cuộc kháng chiến, khi đi vợ mới chửa mấy tháng, lúc toàn thắng trở về thì đứa con gái đã 28 tuổi và có cháu ngoại 3 tuổi. Tôi nào biết cuộc chiến dài đến thế” – Cựu tình báo xúc động.

Ký ức vẹn nguyên về ngày thống nhất của Đại tá tình báo Tư Cang

Sau ngày giải phóng, vợ chồng ông sống hạnh phúc bên nhau. Cách đây 4 năm, vợ ông - bà Trần Thị Ngọc Ánh - qua đời. Mỗi khi nhắc đến vợ, ông Tư Cang luôn dành sự trân trọng hết mực đối với người phụ nữ đã chấp nhận cuộc sống một mình nuôi con, mòn mỏi chờ chồng trong suốt tuổi thanh xuân.

Ký ức vẹn nguyên về ngày thống nhất của Đại tá tình báo Tư Cang

Với thế hệ trẻ, ông Tư Cang như một cuốn lịch sử sống để tìm về, lắng nghe về cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc. Theo ông Tư Cang, lịch sử là điều mà thế hệ sau luôn cần phải ghi nhớ, đó là minh chứng về quá khứ hào hùng của dân tộc, để mỗi chúng ta mang trong mình niềm tự hào sâu sắc và để vững bước tới tương lai, xứng đáng với những gì lớp lớp người đi trước đã cống hiến, hy sinh.

Đại Tá tình báo Nguyễn Văn Tàu
Đại Tá tình báo Nguyễn Văn Tàu
Đại Tá tình báo Nguyễn Văn Tàu
Đại Tá tình báo Nguyễn Văn Tàu

Dù bước qua tuổi xưa nay hiếm, nhiều đồng đội không còn nữa, nhưng từ sâu thẳm, người đại tá tình báo luôn sống trong tình đồng đội ấm áp. Bởi vì trong ông vẫn vẹn nguyên ký ức về những người lính đã ngã xuống, những người bạn chiến đấu cùng ông vào sinh, ra tử bao nhiêu năm, những bà con đã dũng cảm che chở cho Cụm Tình báo H63 và Lữ đoàn 316. Hơn thế nữa, cũng như nhiều người đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho lý tưởng, trong ông vẫn lan tỏa niềm vui, niềm tự hào vì đã góp phần đem lại cuộc sống hòa bình, thống nhất hôm nay.

Đại Tá tình báo Nguyễn Văn Tàu

Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu (tức Tư Cang, Trần Văn Quang), sinh năm 1928 trong một gia đình nghèo tại xã Long Phước, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

Năm 1946 ông tham gia đội du kích Quang Trung ở quê nhà. Năm 1947, để lại người vợ trẻ Trần Ngọc Ánh mới cưới được 1 năm, ông lên chiến khu Đ. Thời chống Pháp, ông đổi tên là Trần Văn Quang và được cử đi học lớp cán bộ trung đội, là chiến sĩ quân báo của Việt Minh ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, ông tập kết ra Bắc, làm trung đội trưởng trinh sát rồi chính trị viên đại đội 17, Sư đoàn 338. Năm 1962, ông được giao nhiệm vụ về Củ Chi xây dựng Cụm Tình báo chiến lược, hoạt động trong nội thành Sài Gòn. Ông trở thành lãnh đạo Cụm A18 sau đổi tên là H63, cụm có những điệp viên nổi tiếng Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Thị Yên Thảo.

Đầu tháng 4-1975, ông được điều trở lại miền Nam, đảm nhận nhiệm vụ Chính ủy Lữ đoàn 316 Đặc công biệt động, đơn vị mà từ cán bộ chỉ huy đến chiến sỹ phần lớn là của Phòng Tình báo B2 (J22). Sau chiến thắng 30-4-1975, Lữ đoàn 316 giảm quân số thành trung đoàn 316 đóng quân ở biên giới Bình Long và ông tiếp tục làm chính ủy trung đoàn, đến cuối năm 1980 ông nghỉ hưu.

Đọc thêm