Trong một phiên điều trần hôm 17-6 trước Lầu Năm Góc, thành viên đại diện của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Adam Smith cho biết: "Iraq đã bị phân tán. Anh có thể phản bác mạnh mẽ, nhưng trên thực tế, Iraq đã không còn nữa."
Ông Smith cùng với các giới quan chức khác, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, đã thống nhất ý kiến rằng việc sát nhập nhiều phe phái trong Iraq thành một chính phủ duy nhất chỉ là một “giấc mơ hoang đường” của Lầu Năm Góc bấy lâu nay.
Trong khi Thủ tướng Iraq mới được bầu cử Haider al-Abadi đã hứa hẹn sẽ đoàn kết dân tộc của nước này, một số người cho rằng các quan chức khác lại ít quan tâm đến mục tiêu đó.
Quân sĩ Iraq cùng với quốc kỳ
Chính quyền trung ương chiếm đa số theo chi phái Shiite của ông Al-Abadi có khả năng sẽ từ chối chào đón người Sunni vào chính phủ, và người dân Sunni đã mất hẳn lòng tin của mình vào chính quyền trung ương do đã không đóng một vai trò tích cực trong việc bảo vệ cộng đồng của họ khỏi cuộc tấn công của tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Ngoài ra, nếu đề cập thêm dân tộc Kurd ở phía bắc vốn tách biệt với phần lãnh thổ còn lại của Iraq trước khi chính quyền Saddam Hussein sụp đổ, trong tương lai quốc gia này có thể bị chia thành ba lãnh thổ do ba tộc Shia, Sunni và Kurd thống trị độc lập.
Bộ trưởng Quốc phòng Carter cho biết trong buổi điều trần: "Nếu chính phủ hiện tại không thể điều hành được đất nước, thì chúng tôi sẽ cố gắng đưa các lực lượng địa phương lên để thực hiện công việc đó tại Iraq, nếu họ muốn sẵn sàng hợp tác với chúng tôi. Tuy nhiên, sẽ không bao giờ có chuyện một nhà nước Iraq thống nhất. "
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày càng gia tăng sự hiện diện quân sự tại Iraq. Trong mười tháng qua, Lầu Năm Góc đã triển khai thêm 3.000 binh Mỹ trở lại Iraq, bất chấp Tổng thống Obama hứa hẹn sẽ làm giảm bớt các cuộc chiến tranh đối ngoại của Mỹ.