Vì sao gọi tết Đoan ngọ, giết sâu bọ
Bà con gói bánh tro - Ảnh NT
Theo sách Phong thổ ký thì tết Đoan ngọ còn được gọi là tết Đoan dương. Đoan có nghĩa là mở đầu, ngọ là giữa trưa. Đoan ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn dương là mặt trời, là khí dương. Đoan dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Ba em học sinh tranh thủ nghỉ hè rửa lá gói bánh tro- Ảnh NT
Còn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: "Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc(còn gọi làLễ hội Thuyền rồng) cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên và Việt Nam. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá.Đoannghĩa là mở đầu,Ngọlà khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.Đoan Ngọlúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.
Ở Việt Nam, dân gian còn gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc".
Nhà nghiên cứu Toan Ánh cho rằng ở Việt Nam gọi ngày này là ngày giết sâu bọ. Trong bộ Nếp cũ, ông viết: "Theo quan niệm của ta xưa, trong người, tức là trong bộ phận tiêu hóa, thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không trừ đi sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại cho người, nhưng giết sâu bọ không phải là chuyện dễ dàng và không phải bất cứ lúc nào giết chúng cũng được. Quanh năm chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày 5 tháng Năm là chúng ngoi lên. Nhân dịpchúng ngoi lên người ta cần giết chúng".
Cẩn thận cắt tỉa vệ sinh lá dong để chuẩn bị luộc phơi rồi gói bánh - Ảnh NT
Theo nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trongNghi lễ vòng đời người, viết: "Người Việt Nam ngày nay tuy không làm lễ linh đình trong dịp tết Đoan ngọ, hầu như người ta quên đi nhiều tập tục nhân tết này như nhuộm móng chân, móng tay, đeo bùa tui bùa túi, tắm nước lá mùi, khảo cây lấy quả, hái thuốc, đi sêu, v.v... Song vào ngày này sáng ra người ta ai cũng ăn một bát rượu nếp, sau đó có thêm bát thạch, và suốt ngày ăn lai rai các loại trái cây".
Theo Bách khoa toàn thư mởWikipedia:"Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
- Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
- Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờLinh sơn Thánh mẫutrênnúi Bà Đen.
Ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch còn gọi là ngày "nước quay", vì cứ theo lệ hàng năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông trở thành đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm".
Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ
Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp. Các loại hoa quả, bánh: Mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối, chôm chôm, mít, xoài… bánh tro. Người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, rượu nếp, hay hoa quả vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tự khắc tiêu tan hết.
Ngoài ra, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình miền Trung.
Đặc biệt, theo tín ngưỡng dân gian trước cổng nhà đều treo một bó lá cây để trừ tà ma, đem lại an lành cho gia đình nửa năm còn lại. Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ "sâu bọ". Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ họ đi tắm biển. Tại vì ngày này, theo quan niệm dân gian khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.
Tục treo lá xông trừ đuổi tà ma trước cửa nhà - Ảnh NT
Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn, và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Người ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.
Những chùm bánh bày bán trên đường làng- Ảnh NT