Lên phương án sẵn sàng tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính đến sáng 15-3, Việt Nam đã tiêm 200.368.920 liều vaccine COVID-19.

Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.322.407 liều: Mũi 1 là 70.910.444 liều; mũi 2 là 67.816.092 liều; mũi 3 là 1.493.220 liều; mũi bổ sung là 14.516.928 liều; mũi nhắc lại là 28.585.723liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.046.513 liều: Mũi 1 là 8.748.917 liều; mũi 2 là 8.297.596 liều.

Bộ Y tế đang lập kế hoạch, lên phương án tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Ảnh: NGUYỆT NHI

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lớn nhất đã triển khai thành công, tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine hiện nay của Việt Nam nằm trong số những nước hàng đầu trên thế giới và đã về đích sớm hơn so với mục tiêu khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Trong chiến dịch này, Việt Nam đã nhận được hỗ trợ kịp thời từ chính phủ, nhân dân các nước và các tổ chức quốc tế như UNICEF, WHO qua cơ chế phân bổ vaccine quốc tế COVAX. Từ lô vaccine đầu tiên từ COVAX vào ngày 1-4-2021 với hơn 800.000 liều, đến nay COVAX đã hỗ trợ Việt Nam hơn 53 triệu liều.

Cùng với viện trợ song phương, Việt Nam cũng đã nhận được 29,5 triệu liều, nâng tổng số viện trợ qua COVAX và kênh song phương là gần 83 triệu liều, chiếm gần 40% trong tổng số 217 triệu liều vaccine mà Việt Nam nhận được tính đến nay.

Việt Nam được lựa chọn để tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA, đây là cơ hội cho Việt Nam có thể thực hiện các nỗ lực đảm bảo an ninh y tế của quốc gia và khu vực.

Thông tin về thời điểm triển khai tiêm vaccine cho nhóm trẻ 5-11 tuổi, người đứng đầu ngành y tế cho biết: “Bộ Y tế đang lập kế hoạch, lên phương án tiêm vaccine cả về nhân lực, cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi và kể cả phương án tiêm mũi thứ 4 đối với người có bệnh nền và một số đối tượng cần bảo vệ”.

Hiện Bộ Y tế đang giao cho các cơ quan chuyên môn, hội đồng khoa học, các chuyên gia để đánh giá, nghiên cứu một cách thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, hiệu quả để phù hợp với từng giai đoạn. Sẽ phân tích các yếu tố nguy cơ về những lợi ích và rủi ro để từ đó triển khai tiêm cho những đối tượng này.

F0 bị ngạt mũi, phải làm sao?
F0 bị ngạt mũi, phải làm sao?
(PLO)- Ngạt mũi thường đi kèm chảy mũi và đau rát họng, xuất hiện vào ngày thứ 3 sau khi được xác định nhiễm SARS-CoV-2.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm