Lợi ích kép của Chương trình Sữa học đường Hà Nội

Hà Nội là địa phương có đông học sinh nhất cả nước. Vì vậy, việc triển khai Chương trình sữa học đường cũng đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư  rất lớn về công sức và ngân sách của thành phố; tổ chức thực hiện chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đấu thầu

Tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng ngân sách

Chương trình Sữa học đường Hà Nội được thực hiện theo hình thức đấu thầu công khai, rộng rãi và minh bạch với những tiêu chuẩn đấu thầu khắt khe nhằm chọn ra nhà thầu uy tín, đủ năng lực sản xuất và có giá thành phù hợp.

Kết quả, Vinamilk là đơn vị trúng thầu để cung cấp sữa cho ngành giáo dục Hà Nội với mức hỗ trợ 23% (cao hơn mức mời thầu 3%), đã giúp tiết kiệm cho ngân sách Hà Nội hơn 350 tỷ đồng và phụ huynh chỉ phải trả 47% giá thành của hộp sữa so với giá thị trường.

Cô giáo chuẩn bị sữa cho các em học sinh trước giờ uống sữa tại một trường mầm non ở Hà Nội

Ông Phạm Xuân Tiến, PGĐ Sở GD-ĐT Hà Nội đánh giá: Số tiền tiết kiệm được không hề nhỏ nhờ kết quả đấu thầu công khai, minh bạch. Theo mục tiêu của Đề án, từ năm học 2018-2019 đến hết năm 2020 có khoảng 1,2 triệu trẻ mầm non và tiểu học ở các cơ sở giáo dục tại 30 quận/huyện của Hà Nội, không phân biệt trường công lập, ngoài công lập hay các nhóm trẻ tư thục… đều sẽ được uống sữa học đường. “Chương trình Sữa học đường không chỉ có ý nghĩa nhân văn và xã hội to lớn đối với sự phát triển của trẻ em... Trong đó, đề án đã mang lại “lợi ích kép”, vừa giúp giảm gánh nặng về tài chính cho gia đình, xã hội, vừa đem lại cho các em sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn dinh dưỡng có lợi...”, ông Tiến nói.

Cũng theo ông Tiến, đến hết tháng 3-2019, toàn thành phố đã có gần 90% trẻ mầm non, tiểu học được cha mẹ tự nguyện đăng ký tham gia uống sữa học đường, tỉ lệ này tăng theo từng tháng và tăng hơn 20% so với thời điểm mới bắt đầu triển khai.

Trẻ thủ đô được bổ sung thêm nhiều vi chất dinh dưỡng

Chương trình Sữa học đường “nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2018-2020” được UBND TP. Hà Nội phê duyệt với mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ mẫu giáo xuống dưới 5,5%; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ mẫu giáo xuống dưới 13,5%; tăng chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi từ 1,5 đến 2cm so với năm 2010.

Với ý nghĩa cao cả của chương trình và trách nhiệm vì cộng đồng, Vinamilk một lần nữa tiếp tục chấp nhận gánh thêm kinh phí để bổ sung vi chất quan trọng vào sản phẩm sữa học đường với giá thầu không đổi. Qua đó, mong muốn cùng với Hà Nội và các địa phương thực hiện đạt và vượt mục tiêu về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng chiều cao cho trẻ. Nhờ vậy, thông qua gói thầu sữa học đường này, Vinamilk đã mang về cho trẻ em thủ đô các sản phẩm chất lượng cao hơn tiêu chuẩn mà hồ sơ mời thầu đưa ra.

Theo mục tiêu của đề án sữa học đường đến hết năm 2020 có khoảng 1,2 triệu trẻ mầm non và tiểu học ở Hà Nội được uống sữa học đường

Ngoài các vi chất bắt buộc theo quy định của chương trình sữa học đường (sắt, canxi, vitamin D), sản phẩm sữa học đường của Vinamilk bổ sung thêm 10 vitamin (PP, C, A, E, B1, B2, K1, B6, B5 và Acid Folic) và 4 khoáng chất (i-ốt, kẽm, đồng, selen), hoàn toàn phù hợp với khuyến nghị của Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Vinamilk cũng đã gửi văn bản cho Sở GD-ĐT Hà Nội và khẳng định: “14 vitamin và khoáng chất bổ sung thêm đã trải qua quá trình nghiên cứu lâm sàng, có bằng chứng khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, được xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi học đường”.

Bà Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhấn mạnh: Các tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định việc tăng cường đa vi chất dinh dưỡng là cần thiết cho sự phát triển của trẻ em thay vì đơn vi chất. 

Tại Hội nghị giao bao báo chí do Thành uỷ Hà Nội tổ chức trong tháng 4 vừa qua, ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó chánh Thanh tra Bộ Y tế, khẳng định: Căn cứ Quyết định của Thủ tướng phê duyệt chương trình “Sữa học đường” không có bất kỳ quy định nào cấm bổ sung các vi chất dinh dưỡng vào các sản phẩm sữa để sử dụng cho chương trình “Sữa học đường”. Việc bổ sung các vi chất khác đã nêu trong quyết định là do đơn vị cung cấp sữa thực hiện với điều kiện những vi chất ấy không được vượt quá so với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam ở từng độ tuổi khác nhau. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới