Lý do VN không vướng vào khủng hoảng nợ bất động sản kiểu Trung Quốc

Đại gia bất động sản Evergrande đang tạo ra cuộc khủng hoảng nợ bất động sản chưa từng có tại Trung Quốc.

Trong báo cáo mới phát hành, Tập đoàn VinaCapital khẳng định cuộc khủng hoảng nợ kiểu Evergrande sẽ khó diễn ra tại Việt Nam.

Theo ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital, cuộc khủng hoảng nợ Evergrande bùng phát vì Trung Quốc khá lỏng lẻo với các quy định phát triển bất động sản.

Chính quyền trung ương của Trung Quốc đặt ra các mục tiêu tăng trưởng kinh tế các tỉnh-thành phố. Các quan chức địa phương tập trung tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng cường hoạt động phát triển bất động sản. Ngoài ra, chính quyền địa phương còn bơm tài chính cho các công ty này.

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc còn vay được một lượng tiền khổng lồ với các tiêu chuẩn khá dễ dãi từ các ngân hàng chợ đen (shadow banking). Đây là thuật ngữ để chỉ hoạt động giống như ngân hàng, hay còn được gọi là trung gian tài chính phi ngân hàng. Theo tính toán, Evergrande chiếm 45% khoản nợ đến từ ngân hàng chợ đen.

Người tiết kiệm Trung Quốc thường đổ tiền vào các sản phẩm ngân hàng chợ đen vì được hứa hẹn trả lãi 7-12%/năm, trong khi các ngân hàng truyền thống  Trung Quốc thường trả lãi suất tiền gửi rất thấp. Một khi các công ty bất động sản gặp vấn đề thì khủng hoảng nợ sẽ được kích hoạt.

"Việt Nam sẽ không gặp rắc rối với thị trường bất động sản theo kiểu Trung Quốc vì đã nghiêm cấm người mua trả trước ngay cả khi dự án chưa khởi công cũng như cấm việc tài trợ thiếu thận trọng cho các dự án đến từ ngân hàng chợ đen. Cuối cùng Việt Nam đặt quá trình phát triển theo định hướng công nghiệp hoá chứ không phải đô thị hoá nên khó gặp tác động khủng hoảng nợ bất động sản theo kiểu Trung Quốc" - ông Michael Kokalari nhấn mạnh.

'Bom nợ' Evergrande thổi giá vàng bay cao
(PLO)- Trong khi các nhà đầu tư chứng khoán xanh mặt do lo ngại quả "bom" nợ khổng lồ mang tên Evergrande có nguy cơ phát nổ thì những nhà đầu tư vàng trên thế giới lại ung dung bỏ túi hơn 1,1 triệu đồng/lượng chỉ sau hai phiên tăng giá.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới