Mặc trang phục vua và hoàng hậu để 'check-in' tại Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn

(PLO)- Cổ vật của vua Kiến Phúc nhà Nguyễn được nhà sưu tập Đỗ Hùng đấu giá thành công tại Pháp và đem về trưng bày giữa hàng ngàn cổ vật trong bảo tàng của ông tại TP.HCM.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sinh ra tại Nha Trang, có ba mẹ là gốc Huế, nhà sưu tập Đỗ Hùng có tình yêu mãnh liệt với cổ vật của Việt Nam và thú chơi sưu tầm cổ vật đã được ông thực hiện từ khi còn trẻ.

Cổ vật của vua
Nhà sưu tập Đỗ Hùng giới thiệu về các cổ vật trong bảo tàng. Ảnh: VĂN HÀ.

Sau 30 năm sưu tập, nghiên cứu cổ vật, nhà sưu tập Đỗ Hùng đã ra mắt Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn nằm trong hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Cổ vật của vua Kiến Phúc hồi hương

Theo nhà sưu tập Đỗ Hùng, bảo tàng của ông gồm ba tầng. Tầng 1, trưng bày về trang sức của 54 dân tộc tại Việt Nam bao gồm chất liệu vàng, bạc, ngọc, hổ phách, đồi mồi, ngọc trai…

co-vat-cua-vua1.jpg
Trang sức được trưng bày trong bảo tàng trang sức 54 dân tộc Việt Nam.

Tôi rất ngạc nhiên về bộ sưu tập trang phục trang sức của 54 dân tộc Việt Nam tại bảo tàng của nhà sưu tập Đỗ Hùng. Bộ sưu tập này còn phong phú hơn Bảo tàng dân tộc học Việt Nam. Tôi có thể khẳng định bộ sưu tập trang rất đầy đủ và phản ánh tương đối rõ về trang sức tiêu biểu của 54 dân tộc Việt Nam.

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH&TT Thừa Thiên Huế, Uỷ viên Hội đồng di sản quốc gia

Hai tầng còn lại, một tầng gồm những cổ vật thời nhà Nguyễn và một tầng là những hiện vật liên quan đến từng vị vua.

co-vat-cua-vua8.jpg
Võng của Hoàng tử, công chúa thời Nguyễn.
co-vat-cua-vua9.jpg
Trang phục của vua Đồng Khánh.
co-vat-cua-vua5.jpg
co-vat-cua-vua4.jpg
co-vat-cua-vua13.jpg
co-vat-cua-vua7.jpg
co-vat-cua-vua7.jpg

Bên cạnh các cổ vật như trang phục của Hoàng thái hậu, cung nữ, trang phục, vật dụng của quan nhất phẩm, hay vật dụng liên quan đến các vua chúa,… tại bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn, cổ vật vua Kiến Phúc nhận được sự chú ý, bởi đây là lần hiếm hoi cổ vật của vị vua trong giai đoạn tối tăm nhất lịch sử "Tứ nguyệt tam vương" (bốn tháng ba vua) xuất hiện.

Cổ vật của vua
Cổ vật của vua Kiến Phúc được đấu giá thành công tại Pháp và trở về Việt Nam.

Chia sẻ với PLO, nhà sưu tập Đỗ Hùng cho biết trong những ngày Tết, loạt cổ vật của vua và hoàng gia triều Nguyễn (trong đó có cổ vật của vua Kiến Phúc) sẽ được nhà đấu giá Drouot đem ra đấu giá vào ngày 26-4 tại Pháp.

"Khi biết tin, tôi đã quyết tâm mua cho bằng được cổ vật của vua Kiến Phúc và thắng với giá gấp ba lần so với ban đầu. Cổ vật được đem về Việt Nam khoảng chừng hơn một tuần lễ khi bảo tàng vừa hoàn thiện" – nhà sưu tập Đỗ Hùng chia sẻ.

co-vat-cua-vua3.jpg
Theo nhà sưu tập Đỗ Hùng, đây là cổ vật của vua Kiến Phúc năm thứ nhất tặng cho ông Félix Faure (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao sau này là Tổng thống Pháp 1895-1899) gồm một Kim Khánh bằng vàng, một đồng tiền Tự Đức bằng bạc loại lớn....

"Trong đó vua Kiến Phúc ngự bút bằng bản chữ tiếng Hán, từ bản này một vị tôn thất mới dịch ra tiếng Pháp hai văn bản cùng một nội dung đã có được dịch ấn chứng bút pháp của ngài.

co-vat-cua-vua16.jpg
Bút tích và ấn dấu của vua Kiến Phúc.

Đặc biệt, riêng hiện vật liên quan đến vua Kiến Phúc, tôi không dám khẳng định mình đúng nhưng cá nhân tôi chưa thấy bất kỳ bảo tàng nào và kể cả các nhà sưu tầm có hiện vật này” - nhà sưu tập Đỗ Hùng nói.

phan-thanh-hai.jpg
Có mặt tại buổi ra mắt bảo tàng, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH&TT Thừa Thiên Huế, Uỷ viên Hội đồng di sản quốc gia cho biết vấn đề hồi hương cổ vật đang được chú trọng.

"Hiện nay trong Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chúng tôi đấu tranh rất nhiều để làm sao sửa đổi một số điều luật, tạo điều kiện tối đa cho việc hồi hương cổ vật Việt Nam – TS Phan Thanh Hải chia sẻ.

Thú chơi lắm công phu

Nói với PLO, nhà sưu tập Đỗ Hùng cho hay để có thể sưu tập các cổ vật ông đã phải trải qua ba giai đoạn tìm hiểu tư liệu.

co-vat-cua-vua.jpg
Hàng ngàn cổ vật của vua triều Nguyễn, trang sức... trong hai bảo tàng được nhà sưu tập Đỗ Hùng sưu tầm và mua lại từ nhiều sưu tầm khác nhau.

"Lúc còn là một thành niên, tôi đã bắt đầu chơi cổ vật. Nhưng ở thời kỳ bao cấp, tài liệu về cổ vật hầu như không có, tài liệu trôi nổi phần lớn là tiếng Pháp.

Lúc đó tôi tìm kiếm hết nhà sách tại TP.HCM mua được một bộ sách của nhà văn Vương Hồng Sển với các tác phẩm Thú chơi cổ ngoạn, Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa… Hiện tại tôi vẫn giữ những tác phẩm đó và tham khảo từ nguồn tư liệu này.

Sau đó tôi phải mua sách ở Pháp về, thuê người dịch và cuối cùng là nhờ bạn bè đang công tác tại các bảo tàng để giúp đỡ tôi tìm kiếm tài liệu về viện sử học. Các thuyết trình về hiện vật trong bảo tàng, tôi đều đưa các sử liệu, phân tích của viện sử học như Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam thực lục…" – nhà sưu tập Đỗ Hùng nói.

co-vat-cua-vua10.jpg
Chia sẻ về việc bảo vệ các cổ vật liên quan đến hiện vật hữu cơ như sách vở của các vị vua, quan triều Nguyễn, nhà sưu tập Đỗ Hùng cho biết vấn đề này phụ thuộc vào độ ẩm.

Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn nằm trong hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng đi vào hoạt động từ ngày 6-6-2024; mở cửa phục vụ từ 9 giờ đến 22 giờ; 250 ngàn đồng/vé.

Đặc biệt trong không gian Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn, Ban tổ chức bố trí khu vực chụp ảnh check-in miễn phí cùng ngai vàng của vua, kiệu hoàng hậu, xe kéo hoàng hậu.

co-vat-cua-vua14.jpg

Du khách có thể mặc trang phục vua và hoàng hậu để chụp ảnh.

Thông qua hai bảo tàng này, ông Đỗ Hùng mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể và di sản vật thể.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm