May đồ yoga từ vải denim, nhiều tiềm năng phát triển

(PLO)- Triển lãm quốc tế Denimsandjeans về chuỗi cung ứng denim và đồ thể thao lần thứ 5, sẽ diễn ra vào ngày 1 và ngày 2-3 tới đây.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại buổi họp báo trước thềm sự kiện, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội dệt may (Vitas), cho biết triển lãm năm nay sẽ có chủ đề Yogim. Chủ đề này gợi đến sự kết nối giữa bộ môn yoga và demin - hay còn gọi là vải bò, loại vải thô, bền, được dệt đan chéo một cách chắc chắn bằng 100% vải cotton.

Theo bà Mai, nhiều người nghĩ rằng vải demin sẽ không phù hợp với yoga, bởi người ta luôn nghĩ trang phục yoga cần chất liệu vải mềm mỏng.Tuy nhiên, thực tế demin là loại vải làm từ sợi cotton, có tính thấm hút tốt, chưa kể nhờ công nghệ tiên tiến mà hiện nay vải demin đã trở nên mềm mại co giãn tốt hơn, điều này lại rất phù hợp với bộ môn yoga.

Vải denim được ứng dụng trong bộ môn yoga. Ảnh: THU HÀ

Vải denim được ứng dụng trong bộ môn yoga. Ảnh: THU HÀ

“Có thể ở Việt Nam, việc ứng dụng demin vào việc may trang phục yoga vẫn chưa thịnh hành, hay còn gọi là mới mẻ nhưng ở một số nước như Ấn Độ vải demin đã được ứng dụng nhiều để may trang phục yoga.

Chưa kể trước đó, demin còn được ứng dụng để may áo dài. Điều này càng chứng minh cho việc denim rất linh hoạt trong may mặc và đời sống. Từ đây cũng mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp cung ứng vải denim”- bà Mai nói.

Ở Việt Nam hiện nay lĩnh vực sản xuất vải denim cũng đang thu hút nhà đầu tư ngoại và nội, nhưng số lượng những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn khá khiêm tốn.

Dẫu vậy, với gần 30 năm tham gia hoạt động trong lĩnh vực denim, ông Sandeep Agarwal, Giám đốc Công ty Balaji Enterprise kiêm Giám đốc Điều hành Denimandjeans, nhìn nhận thực tế Việt Nam đang có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực này. Ông cho rằng Việt Nam có lợi thế về sản xuất bền vững và chất lượng cao, và nguyên liệu sợi… để phát triển denim mạnh mẽ.

“Điều quan trọng Việt Nam hiện đang xuất khẩu hơn 65 triệu chiếc quần áo denim, đặc biệt mức thuế nhập khẩu vào thị trường EU hiện chỉ từ 4- 6%, dự đoán sẽ bằng 0% trong hai năm tới. Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng rất lớn của Việt Nam. Ngoài ra ngành công nghiệp Việt Nam đã làm việc theo các quy trình sản xuất bền vững ngay từ đầu, nên sẽ giúp ích rất nhiều trong tương lai gần, khi chính phủ các nước phương Tây đang đặt ra các quy tắc nghiêm ngặt đối với Green Washing (Tiếp thị xanh)”- ông Sandeep nói.

Theo bà Mai, thực tế các chuỗi cung ứng denim cũng đang có đóng góp tích cực cho chủ trương xanh hóa ngành dệt may Việt Nam. Nhiều nhà máy sản xuất vải và may thành phẩm denim đã được ứng dụng các công nghệ hiện đại để tiết kiệm nguồn nước và hạn chế các tác động của hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất đối với môi trường và người lao động.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm