Khu Depot bắt đầu từ Nhổn đi lên đường trên cao. Theo Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, từ việc đảm bảo công trường xây dựng và đường phố xanh, sạch, khu Depot được thiết kế với cảnh quan của một công viên nhỏ, có rất nhiều cây cỏ và hồ nước .
Đoạn đường trên cao tuyến Nhổn - ga Hà Nội khi hoàn thành (đoạn qua đường Hồ Tùng Mậu).
Cận cảnh phối cảnh 3D đường ray của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội.
Cầu vượt sông Nhuệ trên đường Hồ Tùng Mậu.
Đơn vị thi công lắp dầm chữ U lên cao. Thanh dầm bê tông nặng 157 tấn, dài 25 m, rộng hơn 5,5 m và cao gần 2 m.
Tuyến metro đoạn giao cắt với đường Vành đai 3 ở cầu vượt Mai Dịch. Dưới gầm của tuyến metro sẽ được trồng thảm cỏ tạo cảnh quan.
Đoạn giao cắt với đường Vành đai 2 tại đường Cầu Giấy. Tại các nút giao này, sau khi hoàn thiện, mỗi nút có ba tầng xe chạy gồm đường bộ, cầu vượt và đường sắt đô thị.
Đường Kim Mã (đoạn giáp Công viên Thủ Lệ) sẽ là đoạn chuyển tiếp giữa đường trên cao và đường ngầm.Từ vị trí này đến ga Hà Nội sẽ có bốn ga ngầm với chiều dài hơn 4 km.
Một góc quan sát khác của đoạn chuyển tiếp từ đường trên cao với đường ngầm của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội. Hiện nay đoạn chạy ngầm đang được khảo sát và chưa chốt thời điểm đưa robot đào hầm.
Toàn cảnh đoạn trên cao của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội từ khu Depot Nhổn đến Kim Mã.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1,176 tỉ euro (khoảng 33.000 tỉ đồng, theo tỉ giá năm 2013), trong đó vốn vay ODA 899,68 triệu euro (khoảng hơn 25.000 tỉ đồng) từ chính phủ Pháp, Cơ quan Phát triển Pháp-AFD, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Vốn đối ứng trong nước gần 280 triệu euro (khoảng 7.800 tỉ đồng) lấy từ ngân sách TP. Tuyến metro dự tính hoàn thành vào năm 2021.