Môn tiếng Anh: Cần nắm vững các hiện tượng ngữ pháp lớp 11 và 12

Giống như bài thi tốt nghiệp THPT, bài thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ môn tiếng Anh cũng sẽ bám chắc vào các chủ đề và các hiện tượng ngữ pháp của sách tiếng Anh lớp 12 (chủ yếu là hệ 3 năm). Đặc biệt lưu ý nắm chắc nghĩa cũng như cách phát âm đúng các từ mới trong từng bài đọc của tất cả 14 bài học trong sách giáo khoa lớp 12, kể cả các bài ôn tập (review lessons).

Ngoài ra, cần tra từ điển tham khảo thêm tất cả các dạng khác của từ gốc đã học, để nắm được các từ loại khác nhau có cùng chung một nghĩa. Khi học từ vựng, cần chú ý ôn lại nghĩa và cách sử dụng các tiền tố (prefixes), hậu tố (suffixes) của từ, ôn lại cách dùng các giới từ chỉ thời gian, địa điểm, phương hướng v.v... và các động từ thành ngữ đã học.

Về nội dung ôn ngữ pháp, cần xem lại tất cả các hiện tượng ngữ pháp đã học trong chương trình cả lớp 11 và 12, bao gồm hệ thống thì của tiếng Anh (the tense system). Nên dùng hệ thống bảng tổng kết và các mẫu câu có chung một chủ ngữ và động từ để dễ nhớ và dễ so sánh cách dùng thì. Ngoài ra, nên học lại các mẫu dùng động từ (verb patterns) như V+to, V+ing, V+ bare infinitive, câu chủ động, câu bị động, các câu có mệnh đề quan hệ xác định và không xác định, câu điều kiện loại 1,2,3, câu điều kiện hỗn hợp, các cấu trúc câu thể hiện khả năng và sự chắc chắn (probability and certainty), câu phỏng đoán (deduction).

Bài thi trắc nghiệm tiếng Anh thường có khoảng 70 - 80 câu hỏi, trong đó có khoảng 20 câu đọc hiểu với 2 bài đọc, 20 câu kiểm tra kiến thức ngữ pháp và từ vựng, 20 câu điền từ vào chỗ trống (gap-filling), còn lại là các bài tập ngữ âm (so sánh âm và trọng âm), tìm lỗi (error identification), hoặc chọn câu có nghĩa gần nhất (đây là dạng bài tập tương tự như bài tập chuyển câu giữ nguyên nghĩa trong bài thi tiếng Anh bằng hình thức tự luận).

Đối với các bài tập đọc hiểu, mặc dù có chủ đề tương tự với các bài học trong SGK lớp 12, nhưng mức độ khó cao hơn rất nhiều so với bài thi tốt nghiệp. Không nên quá phụ thuộc vào từ mới để hiểu bài, mà dựa vào ngữ cảnh hoặc thành phần của từ để đoán nội dung đọc. Cần vận dụng tốt phương pháp định vị thông tin trong bài để trả lời câu hỏi.

Các bài tập đọc hiểu tương đối giống các dạng bài đọc của bài thi TOEFL trên giấy. Các em nên đọc kỹ câu hỏi, gạch chân những từ trong câu hỏi mang thông tin chính (key words), sau đó tìm thông tin trong bài có các từ và nội dung tương tự để đọc kỹ tìm câu trả lời đúng...

Chỉ còn đúng một tuần nữa, kỳ thi ĐH-CĐ đợt I năm 2008 sẽ chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị lo chỗ ăn - ở cho TS ở các tỉnh xa của các trường ĐH, CĐ tại Hà Nội hầu như đã hoàn tất.

Năm nay, Trường ĐH Xây dựng bố trí 150 phòng (trong tổng số 165 phòng của ký túc xá) để phục vụ TS và người nhà. Mỗi phòng có thể đón tiếp tới 10 người, nên theo ông Phạm Văn Tư - Phó ban quản lý KTX - kể cả TS dự thi vào những trường lân cận như Bách khoa, Kinh tế quốc dân có nhu cầu thì nhà trường vẫn sẵn sàng đáp ứng. Được biết, nhà trường đang thống nhất về giá phòng cùng với 2 trường lân cận trên, giá từ 10.000-15.000đ/người/ngày.

Còn tại ĐH Bách khoa, tuy SV đến tận ngày 30.6 mới trả hết phòng để nghỉ hè, nhưng ngay ngày 1.7, văn phòng của Trung tâm quản lý KTX đã đón tiếp và xếp chỗ ở cho TS và người nhà. Theo ông Phạm Thanh Nghị - GĐ Trung tâm quản lý KTX, năm nay, trường sẽ có từ 100-150 phòng, có thể phục vụ cho 1.000 TS và phụ huynh.

Phòng trọ của KTX có 3 mức giá: Giá 20.000đ/người/ngày cho phòng rộng, có công trình phụ khép kín; 15.000đ/người/ngày cho phòng nhỏ hơn, không có nhà vệ sinh khép kín. Còn phòng giá 10.000đ/người/ngày chỉ được sử dụng khi dùng hết hai loại phòng trên. Ông Nghị cho biết, ĐH Bách khoa không lo thiếu nơi ở cho TS trong dịp thi này.

Đoàn Tất Thảo - Sơn Lâm

Đ.Hạnh ghi ( Lao Động)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới