Một bé gái ở Bắc Giang chào đời với cân nặng 6,2 kg

(PLO)- Bé gái chào đời an toàn với cân nặng 6,2 kg trước sự bất ngờ của mẹ và toàn bộ kíp phẫu thuật.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 30-8, Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Bắc Giang cho biết vừa mổ lấy thai thành công cho sản phụ ĐTH (30 tuổi, trú Tân Yên, Bắc Giang).

Sản phụ H nhập viện với dấu hiệu đau bụng, thai 39 tuần. Sau khi làm xét nghiệm và siêu âm trước sinh, sản phụ được đánh giá thai nhi to, trọng lượng lớn hơn mức bình thường.

Bé gái đã chào đời an toàn với cân nặng 6,2 kg trước sự bất ngờ của mẹ và toàn bộ kíp phẫu thuật. Ảnh: BV
Bé gái đã chào đời an toàn với cân nặng 6,2 kg trước sự bất ngờ của mẹ và toàn bộ kíp phẫu thuật. Ảnh: BV

Các bác sĩ đã hội chẩn và kết luận: sản phụ chuyển dạ đẻ con lần 3, thai 39 tuần 4 ngày trên nền mổ đẻ cũ, tiền sản giật kèm thai to, chỉ định phẫu thuật lấy thai cấp cứu.

Sau 30 phút tiến hành mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê tuỷ sống, gây mê tĩnh mạch, rạch đường ở bụng, bé gái đã chào đời an toàn với cân nặng 6,2 kg trước sự bất ngờ của mẹ và toàn bộ kíp phẫu thuật.

Theo BSCKII Trần Hoàng Hưng, khoa Phụ sản, trực tiếp thực hiện ca mổ cho biết: “Đây là trường hợp hiếm gặp, em bé có trọng lượng lớn nhất từ trước đến nay được chào đời tại bệnh viện. Ca mổ cũng gặp khó khăn nhất định do sản phụ đã mổ đẻ 2 lần trước đó, sẹo mổ dính, kèm theo bệnh lý tiền sản giật. Việc thai to bất thường dẫn đến tử cung của sản phụ giãn căng quá mức trong quá trình mổ đẻ, nguy cơ băng huyết sau mổ cao. Tuy nhiên với việc điều trị dự phòng tốt cùng với theo dõi chặt chẽ tình trạng của người mẹ, ca mổ đã diễn ra rất thành công”.

Hiện tại, sau 1 ngày theo dõi, người mẹ có sức khoẻ ổn định, đã ngồi dậy và đi lại được. Em bé khoẻ mạnh, bú tốt. Dự kiến sau 5 ngày nữa mẹ và bé có thể xuất viện.

Sản phụ thai to cần nhớ đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé. Có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đường và tinh bột.

Cạnh đó là tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Cần tới bệnh viện ngay khi nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng hơn 1kg/1 tuần. Sau khi sinh từ 3 đến 6 tuần, cần khám chuyên khoa tim mạch và nội tiết.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bác sĩ Phòng khám vệ tinh Vĩnh Lộc B phối hợp với nhân viên y tế của Trạm y tế Vĩnh Lộc B xử lý vết thương cho một bệnh nhi. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Phòng khám đa khoa vệ tinh, cánh tay nối dài của BV

(PLO)- Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ các phòng khám đa khoa vệ tinh trên địa bàn cải tiến, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng tốt và gần nơi ở nhất.

Đưa bệnh viện về gần dân nhưng vướng nhiều thứ

Đưa bệnh viện về gần dân nhưng vướng nhiều thứ

(PLO)- Tại TP.HCM, bên cạnh một số phòng khám đa khoa vệ tinh hoạt động khá hiệu quả vẫn có những phòng khám chỉ hoạt động cầm chừng hoặc được một thời gian thì đóng cửa do vướng thủ tục BHYT, thiếu nhân sự…

Người dân đang chờ khám bệnh tại Phòng khám đa khoa vệ tinh Linh Xuân, TP Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Trạm y tế đông nhờ phòng khám đa khoa vệ tinh

(PLO)- Việc đưa các chuyên khoa và nhân lực từ bệnh viện quận, huyện về tuyến dưới thông qua mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh giúp tăng cường năng lực y tế cơ sở, giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trên.