Theo phân bổ ngân sách, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ đã cắt giảm 1 tỷ USD ngân sách vào năm 2020. Như vậy ngân sách tên lửa sẽ còn 9,4 tỷ USD trong năm 2020. Các năm 2021 và 2022, Mỹ tiếp tục giảm ngân sách tên lửa với con số còn lại tương ứng là 9,2 tỷ USD và 9,1 tỷ USD.
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ, chịu trách nhiệm phát triển, thử nghiệm và bảo vệ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, sẽ trì hoãn việc mở rộng hệ thống phòng thủ tầm trung trên mặt đất (GMD) hai năm vì sự chậm trễ trong việc thiết kế lại Raytheon Co-made - “kẻ hủy diệt” mà hệ thống này đang sử dụng.
GMD là một mạng lưới radar, tên lửa chống đạn đạo có trụ sở tại bang Alaska và California (Mỹ) và gồm các thiết bị khác được thiết kế để bảo vệ Mỹ khỏi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Việc mở rộng khả năng đánh chặn ở bang Alaska từ 44 lên 64 máy bay đánh chặn trên mặt đất đã được dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Tuy nhiên vì sự chậm trễ liên quan đến vấn đề kỹ thuật, việc bố trí thêm 20 máy bay đánh chặn sẽ không được thực hiện cho đến năm 2025.
Tuy nhiên trong thời gian này, có nhiều dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đã đẩy mạnh chương trình vũ khí hạt nhân sau khi cuộc gặp thượng đỉnh bất thành giữa ông Kim và ông Trump tại Hà Nội vào ngày 28-2 mà không có thỏa thuận phi hạt nhân hóa.
Ông Trump nói rằng ông sẽ rất thất vọng nếu Bình Nhưỡng xây dựng lại một căn cứ tên lửa.