NATO sẽ bàn gì tại thượng đỉnh sắp tới?

(PLO)- Hội nghị thượng đỉnh Liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ diễn ra ở thủ đô Vilnius của Lithuania trong hai ngày 11 và 12-7.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thượng đỉnh NATO lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, đặc biệt xung đột kéo dài giữa Nga - Ukraine rất được dư luận quan tâm.

Theo tạp chí Newsweek, thượng đỉnh NATO kỳ này sẽ không bỏ qua năm vấn đề chính. Thứ nhất, điều gì tiếp theo cho Ukraine? Thượng đỉnh NATO diễn ra lúc Ukraine đang phản công và Ukraine đang thúc giục NATO gửi nhiều vũ khí hơn và một cam kết cụ thể với tư cách thành viên trong tương lai của Ukraine.

Thứ hai, liệu Thụy Điển sẽ gia nhập NATO? Phản ứng gần đây của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho thấy sẽ khó có sự đảo chiều bất ngờ trong chủ trương của Ankara. Hungary cũng trì hoãn phê chuẩn cho Thụy Điển gia nhập, chờ xem thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Binh sĩ Ukraine bắn súng phóng lựu ở tiền tuyến gần thị trấn Bakhmut, tỉnh Donetsk vào ngày 17-6. Ảnh: AFP/GETTY IMAGES

Binh sĩ Ukraine bắn súng phóng lựu ở tiền tuyến gần thị trấn Bakhmut, tỉnh Donetsk vào ngày 17-6. Ảnh: AFP/GETTY IMAGES

Thứ ba là căng thẳng quanh vấn đề chi tiêu quân sự. Năm 2014, các thành viên NATO đồng ý hướng tới chi 2% GDP cho chi tiêu quân sự và 20% trong số đó cho các công nghệ mới. Thời điểm NATO họp thượng đỉnh kỳ này, chỉ có tám trong số 31 nước sẽ chi tiêu bằng hoặc cao hơn mục tiêu 2%. Vấn đề có thể gây chia rẽ hơn trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024.

Thứ tư là mối đe dọa ở sườn đông. Năm ngoái NATO đồng ý triển khai lực lượng đa quốc gia mạnh hơn dọc biên giới với Nga, tuy nhiên tiến trình được đánh giá là chậm và được cho là sẽ khiến NATO khó khăn trong ứng phó với bất kỳ cuộc tấn công nào trong tương lai từ Nga. NATO cũng lo ngại về khả năng lính đánh thuê Wagner di chuyển từ Nga sang Belarus vốn giáp ba nước Baltic.

Cuối cùng là đối phó với Trung Quốc. Năm 2019, NATO lần đầu tiên công nhận “cơ hội và thách thức” từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Năm ngoái, NATO làm rõ hơn khái niệm chiến lược, lưu ý rằng “các chính sách cưỡng chế” của Bắc Kinh thách thức trực tiếp “các lợi ích, an ninh và giá trị xuyên Đại Tây Dương”. Theo Newsweek, NATO sẽ không bỏ qua các vấn đề gai góc từ Trung Quốc về lâu dài.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm