Nga đang sở hữu số lượng vàng khủng cỡ nào?

Ngân hàng Trung ương Nga vừa cho biết họ sẽ mua vàng từ thị trường nội địa sau hai năm gián đoạn nhằm thiết lập ổn định tình hình tài chính.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảnh báo rằng việc bán vàng dự trữ không còn xa khi Nga phải đối mặt với các lệnh trừng phạt mới và đồng rúp giảm sâu.

Nền kinh tế Nga đang bắt đầu bị cô lập sau khi phương Tây thực hiện các lệnh trừng phạt ngân hàng trung ương của Nga và loại trừ một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT.

Trước đó, Nga đã dành nhiều năm để tăng cường dự trữ vàng. Năm ngoái, giá trị vàng của Nga trong kho dự trữ ngoại hối của nước này đã lần đầu tiên vượt qua mức nắm giữ đô la Mỹ của quốc gia này.

Vào cuối tháng 6-2020, tổng dự trữ vàng của quốc gia này như một phần của dự trữ ngoại hối đã tăng ở mức 22,9%.

Theo dữ liệu mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tính đến cuối tháng 1-2022, Nga nắm giữ gần 2.300 tấn vàng - là quốc gia sở hữu vàng lớn thứ năm trên thế giới.

Trong khi đó, vàng đã tăng giá trước việc Nga tấn công Ukraine. Các nhà đầu tư tìm đến kim loại quý như là kênh trú ẩn an toàn để bảo vệ tài sản.

Trong tháng 2, giá vàng đã tăng 120 USD/ounce và có thời điểm bật lên mức 1.962 USD/ounce, cao nhất trong vòng 18 tháng qua.

Không chỉ có các nhà đầu tư dịch chuyển vào vàng để bảo toàn tài sản mà các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng tích cực gom vàng.

Theo số liệu của Hội đồng vàng thế giới, từ năm 2016 -2019, Ngân hàng Trung ương Nga liên tiếp dẫn đầu thế giới là quốc gia mua vàng nhiều nhất trên thế giới với tổng khối lượng mua vào trong bốn năm liên lên đến 856,62 tấn.

Mua vào với khối lượng khủng nhưng trong suốt một thập kỷ qua, Nga chỉ bán ra duy nhất 6,22 tấn trong quý I và quý II/2021.

Tương tự, các quốc gia khác cũng chỉ tăng thu mua vàng để tăng dự trữ vàng - ngoại hối lên mức cao và số lượng bán ra không đáng kể.

Chẳng hạn như Đức trong 10 năm liền từ 2010 – 2020 đều có động thái bán vàng, nhưng số lượng vàng bán ra cao nhất vào năm 2010 cũng chỉ có 5,82 tấn và thấp nhất là vào năm 2014 với 2,95 tấn.

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

(PLO)- Theo Thông tư 02/2023 của Bộ GTVT có hiệu lực từ 0g ngày 22-3, chu kỳ kiểm định xe ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (xe cá nhân, xe gia đình) có chu kỳ đầu tiên tăng từ 30 tháng lên 36 tháng như bảng dưới đây.
OCB giảm 2% lãi suất cho doanh nghiệp SMEs

OCB giảm 2% lãi suất cho doanh nghiệp SMEs

(PLO)- Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) vay vốn với mức lãi suất giảm đến 2%, đây là một trong những chính sách ưu đãi mà Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã và đang triển khai nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
MB tiên phong đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

MB tiên phong đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

(PLO)- Sự ra đời của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đi kèm với xu hướng chuyển đổi số không ngừng đã và đang tạo nên những biến chuyển trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và có những tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp.
SHB và IFC ký kết hợp tác khoản vay cao cấp

SHB và IFC ký kết hợp tác khoản vay cao cấp

(PLO)- Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa SHB và IFC với gói vay trị giá 120 triệu USD.
Rộ hiện tượng quỵt nợ khoản vay tiêu dùng

Rộ hiện tượng quỵt nợ khoản vay tiêu dùng

(PLO)-  Hiện tượng người vay cố tình không trả nợ, thậm chí còn đe dọa ngược chủ nợ khi bị nhắc nhở thanh toán khoản vay, đang là chủ đề nóng và cũng là bài toán khó giải của các công ty tài chính.