Ngân hàng 'nội' sẽ phải cạnh tranh khốc liệt thời gian tới

Theo cam kết hội nhập kinh tế đến năm 2015, Việt Nam phải mở cửa hơn trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn. Theo đó, các nước sẽ phải mở cửa tất cả các ngành dịch vụ với mức sở hữu nước ngoài có thể lên đến 70%. Đứng trước xu thế đó, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ chọn phương án nào? Đây là một trong các chủ đề được đưa ra tại Hội thảo quốc tế “Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra ngày 10-6 ở Hà Nội.
TS Cấn Văn Lực, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, ở Việt Nam hiện nay, đối với lĩnh vực ngân hàng giới hạn tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30% (nếu nhiều hơn, cần có sự chấp thuận của Chính phủ), đối với lĩnh vực bảo hiểm và chứng khoán là 49%. Nhiều ngân hàng thương mại của các nước ASEAN, kể cả các NHTM Việt Nam đã hiện diện ở các nước trong khối ASEAN. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng lên khi AEC chính thức đi vào hoạt động. Việc mở cửa với lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam có thể lên đến 40-50% là khó tránh.
Để cạnh tranh khi hội nhập, TS Cấn Văn Lực đề nghị, các ngân hàng cần đa dạng sản phẩm cung cấp cho doanh nghiệp, bao gồm: thanh toán quốc tế; Tài trợ thương mại; Phòng ngừa các rủi ro về tỉ giá, lãi suất, chứng khoán; Bán chéo sản phẩm ngân hàng-bảo hiểm-chứng khoán,…
Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cần cam kết nỗ lực giảm thiểu thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài ra cần tiếp tục đổi mới công nghệ, tạo ra nhiều sản phẩm-dịch vụ thiết thực phục vụ cho các hoạt động xuất-nhập khẩu, đầu tư, tư vấn

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới