Các công ty này khai thác mạng lưới người dùng khổng lồ của họ, vốn gồm các ứng dụng nhắn tin, các biểu tượng và đăng ký du lịch nghỉ dưỡng trực tuyến, trong lúc các nhà quản lý khắp châu Á mở cửa lĩnh vực ngân hàng cho các “tay chơi” kỹ thuật số.
Ông Jeff Galvin, một đối tác của công ty tư vấn McKinsey, nói: “Các công ty công nghệ xem đây là cơ hội “chiếm đất” để họ có thể xây dựng dịch vụ tài chính mới nhằm có thể bán chéo cho người dùng họ hiện có”.
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Bain, người tiêu dùng châu Á rất sẵn sàng sử dụng dịch vụ ngân hàng của các công ty công nghệ. Hơn 90 % người tiêu dùng dưới 35 tuổi ở Ấn Độ và Trung Quốc thích mở kết nối dịch vụ tài chính của mình mới một công ty công nghệ, so với 75 % ở Mỹ và chỉ 51 % ở Pháp.
Động lực của sự chuyển đổi từ ngân hàng truyền thống qua ngân hàng trực tuyến ở châu Á, là vì công nghệ điện thoại di động thông minh đã xâm nhập sâu vào cuộc sống của người tiêu dùng.
Xu hướng này do hai công ty công nghệ Alibaba và Tencent lập ở Trung Quốc, nơi mà hai dịch vụ tài chính của họ đã phát triển và thúc đẩy một cuộc cách mạng trong nền kinh tế không tiền mặt, với các ứng dụng thanh toán kỹ thuật số của họ.
Ông James Lloyd, đối tác và lãnh đạo công ty công nghệ tài chính APAC tại công ty tư vấn EY, nói: “Những gì chúng ta chứng kiến ở châu Á, là các công ty công nghệ chuyển sang dịch vụ tài chính, lấy cảm hứng từ hoặc thậm chí bị đe dọa từ các ví dụ của Alibaba và Tencent”.
Sự chuyển biến này còn sơ khai, nhưng rất khác với thị trường ngân hàng ở châu Âu và Bắc Mỹ, nơi mà các thay đổi diễn ra chậm hơn, và các công ty khởi nghiệp thường được các quỹ đầu tư mạo hiểm và các công ty tài chính hỗ trợ, chứ không từ các công ty công nghệ.
Các công ty công nghệ châu Á đã nhìn thấy ưu thế của mình, theo cách họ có thể tích hợp liền mạch các dịch vụ ngân hàng với người dùng của họ, các hoạt động trực tuyến thường xuyên và hiệu quả đến từ công nghệ của họ.
Tại Hàn Quốc, chính quyền cấp giấy phép cho hai ngân hàng trực tuyến, gồm một cho Ngân hàng Kakao vốn do công ty điều hành từ Kakao Talk, nền tảng chat lớn nhất của Hàn Quốc.
Người phát ngôn của Kakao nói: “45 triệu lượt người dùng nền tảng tin nhắn Kakao Talk mỗi tháng là một điểm cộng lớn cho chúng tôi khi quảng cáo cho ngân hàng của chúng tôi”.
Ông cũng cho biết Ngân hàng Kakao sử dụng công nghệ trí khôn nhân tạo (AI) của công ty cho hệ thống hỗ trợ khách hàng tự động. Hồi tháng 3, ngân hàng này có 8,9 triệu người dùng.
Các nước châu Á khác cũng phê chuẩn các ngân hàng trực tuyến, ví dụ Malaysia dự tính cuối năm 2019 sẽ ra thông báo hướng dẫn. Hoặc Thống đốc Veerathai Santiprabhob nói Ngân hàng trung ương Thái Lan đang tìm hiểu vấn đề cấp phép.
Tại Đài Loan (Trung Quốc), một công ty của tập đoàn nền tảng nhắn tin Line Corp (Nhật Bản) đang xin giấy phép.
Chúng An Quốc tế, một nhánh của công ty bảo hiểm trực tuyến Chúng An, đã khởi lập một hệ thống ngân hàng trực tuyến và hồi tháng 3, cơ quan quản lý mảng ngân hàng Hồng Kông (thuộc Trung Quốc) đã cấp một trong bốn giấy phép ngân hàng ảo cho Chúng An, một quyết định có thể chấn động lớn nhất trong nhiều năm tại một thành phố mà các ngân hàng HSBC và Standard Chartered thống trị. Tuần trước, cơ quan quản lý cho biết họ đang đạt được tiến bộ trên bốn đơn bổ sung.
Các ngân hàng trực tuyến ở Hồng Kông có kế hoạch khởi nghiệp bằng cách cung cấp các dịch vụ như tài khoản tiết kiệm, thẻ tín dụng, khoản vay cá nhân và bảo hiểm du lịch.
Trong số các giấy phép ngân hàng kỹ thuật số mới của Hồng Kông là một liên doanh giữa Standart Chartered, công ty đặt phòng kỳ nghỉ khổng lồ của Trung Quốc Ctrip và công ty viễn thông địa phương PCCW.
Ở châu Á, sự xuất hiện của lợi ích công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng là thời điểm khó khăn đối với các ngân hàng truyền thống ở khu vực này. Họ đã phải bắt đầu đánh giá lại các mạng lưới chi nhánh rộng lớn mà cho đến gần đây được coi là lợi thế cạnh tranh của họ.
Số lượng chi nhánh ngân hàng tại Hồng Kông (thuộc Trung Quốc), Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan đã giảm trong vài năm qua, từ năm 2015 giảm từ 1% đến 7% trong năm 2017, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Điều đó so sánh với mức tăng trưởng 8% hồi 10 năm trước.
Để chắc chắn, các ngân hàng di sản ở châu Á có kế hoạch riêng của họ để có thể tồn tại, trong một không gian thay đổi mà họ bị trói vào các đối thủ mới.
Bà Mary Huen, giám đốc điều hành của Standart Chartered Hong Kong và là chủ tịch của ngân hàng ảo mới, nói tại một cuộc họp báo: “Chúng tôi nghĩ rằng hệ sinh thái mà chúng ta có thể cùng nhau xây dựng sẽ là sự tích hợp tuyệt vời của cuộc sống vào ngân hàng”.