Ngày hội Việt phục "Tóc xanh- vạt áo": Người trẻ lan tỏa giá trị văn hóa Việt

(PLO)- Không chỉ được trải nghiệm với Việt phục, đông đảo sinh viên, du khách còn được thưởng lãm đồ cổ, xem thư pháp... tại ngày hội Việt Phục "Tóc xanh- vạt áo".
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày hội Việt phục nằm trong khuôn khổ Tuần lễ văn hoá "Sóng đôi" chính thức diễn ra tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) với mong muốn tạo thói quen tiếp nhận các sản phẩm văn hóa tích cực cho sinh viên, góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta đến rộng rãi hơn đối với các bạn sinh viên nói riêng và người trẻ nói chung.

"Sóng đôi" là dự án văn hóa đặc biệt dành cho người yêu mến những giá trị văn hóa Việt.

Phát biểu tại chương trình, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH&TT Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam cho biết, ông cảm thấy vui mừng và xúc động khi góp mặt trong không khí truyền thống đầy tự hào cũng như các bạn trẻ say mê nghiên cứu văn hoá dân tộc.

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH&TT Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam phát biểu tại ngày hội

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH&TT Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam phát biểu tại ngày hội

"Tổ chức UNESCO từng khẳng định: 'Di sản văn hoá chỉ có giá trị khi nó toả sáng và mang lại lợi ích cho cộng đồng trong cuộc sống đương đại vì vậy các giá trị truyền thống phải phù hợp, tương thích và phát huy được các giá trị để mang lại lợi ích cho cộng đồng, nếu không nó sẽ trở thành gánh nặng của cộng đồng xã hội'

Điều này đặt ra cho chúng tôi, những nhà quản lý và cho chúng ta những người yêu mến nghiên cứu sưu tầm và phục dựng các giá trị văn hoá truyền thống phải vượt qua được áp lực khó khăn của sự phát triển khoa học công nghệ, xu thế quốc tế hoá toàn cầu hoá.

Quá trình này đòi hỏi tầm nhìn mang tính quyết tâm của những người làm văn hoá đòi hỏi sự chỉn chu nghiêm túc quyết liệt cũng như mềm dẻo, kiên trì và bền bỉ để đạt được thành công.

Và thông qua ngày hội tôi xin gửi gắm niềm tin, sự kỳ vọng của mình vào tổ chức Đoàn thanh niên các cấp và các bạn trẻ" - TS Phan Thanh Hải cho hay.

TS.Phan Thanh Hải (bìa trái) cùng các nhà nghiên cứu, sưu tập.

TS.Phan Thanh Hải (bìa trái) cùng các nhà nghiên cứu, sưu tập.

Theo anh Nguyễn Huỳnh Minh Phúc - Phó bí thư Đoàn Trường ĐH KHXH&NV, đại diện ban tổ chức, chương trình năm nay thu hút khoảng 2.000 - 3.000 người tham gia trực tiếp.

Ngoài sinh viên trong trường còn có sinh viên trong khối đại học quốc gia, các trường lân cận trên địa bàn quận 1, 3, 5 và các quý phụ huynh quan tâm đến chương trình.

"Năm nay ngày hội tổ chức với quy mô lớn hơn, có 15 đơn vị ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam cùng tham gia với 18 gian hàng. Chúng tôi muốn tạo một môi trường cho các bạn có thể trải nghiệm thử tương tác với các đồ vật, hiện vật, trang sức và đặc biệt là Việt phục" - anh Phúc chia sẻ.

Đông đảo sinh viên, khách tham quan đến thưởng lãm cũng như trải nghiệm
Đông đảo sinh viên, khách tham quan đến thưởng lãm cũng như trải nghiệm

Theo đó, tại ngày hội các bạn sinh viên và khách tham quan được trải nghiệm thử mặc trang phục, tìm hiểu và chụp ảnh cùng với Việt phục một cách chính thống

Áo Nhật bình được trưng bày tại ngày hội

Áo Nhật bình được trưng bày tại ngày hội

Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng và TS Lê Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn trong trang phục áo Nhật Bình

Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng và TS Lê Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn trong trang phục áo Nhật Bình

Ngoài ra, nhiều hoạt động xen kẽ bên lề như tặng chữ thư pháp, hát cải lương cũng như các loại hình nghệ thuật của dân tộc cũng diễn ra tại ngày hội.

Bên cạnh đó, các bạn trẻ, sinh viên cũng được thưởng lãm các gốm sứ, mô hình những vị tướng lĩnh nổi tiếng ở Việt Nam hay những món đồ cổ do nhà nghiên cứu Lê Gia đem đến và trưng bày.

Lần đầu tiên đến tham gia ngày hội cùng bạn, Trương Lâm Nhật Tiến (giữa), sinh viên năm 3 ngành tâm lý của trường ĐH Văn Lang cho biết: "Em và các bạn rất hào hứng, ngạc nhiên, choáng ngợp với một chương trình lễ hội lớn như thế này và trang phục của mọi người hôm nay rất đẹp.. Chương trình này một phần nào đấy sẽ góp phần giúp cho các bạn genz hoài niệm về những loại trang phục xưa của cha ông và hiểu biết thêm về Việt phục gồm những trang phục như thế nào?Kiểu dáng ra làm sao? Cũng như văn hoá xưa của dân tộc Em cũng sẽ cố gắng để tuyên truyền và phổ biến hơn về trang phục truyền thống của dân tộc".

Lần đầu tiên đến tham gia ngày hội cùng bạn, Trương Lâm Nhật Tiến (giữa), sinh viên năm 3 ngành tâm lý của trường ĐH Văn Lang cho biết: "Em và các bạn rất hào hứng, ngạc nhiên, choáng ngợp với một chương trình lễ hội lớn như thế này và trang phục của mọi người hôm nay rất đẹp..

Chương trình này một phần nào đấy sẽ góp phần giúp cho các bạn genz hoài niệm về những loại trang phục xưa của cha ông và hiểu biết thêm về Việt phục gồm những trang phục như thế nào?Kiểu dáng ra làm sao? Cũng như văn hoá xưa của dân tộc

Em cũng sẽ cố gắng để tuyên truyền và phổ biến hơn về trang phục truyền thống của dân tộc".

Nguyễn Thị Uyên sinh viên năm 3 Khoa tâm lý học cùng người bạn của mình

Nguyễn Thị Uyên sinh viên năm 3 Khoa tâm lý học cùng người bạn của mình

Hai bạn Nguyễn Thanh Trúc sinh viên Khoa Báo Chí truyền thông ĐH KHXH&NV và Bùi Dung Nguyên Ngọc khoa Marketing trường ĐH Kinh tế Tài Chính tại ngày hội.

Hai bạn Nguyễn Thanh Trúc sinh viên Khoa Báo Chí truyền thông ĐH KHXH&NV và Bùi Dung Nguyên Ngọc khoa Marketing trường ĐH Kinh tế Tài Chính tại ngày hội.

Chia sẻ với PLO, Thanh Trúc cho biết: "Em cảm thấy rất vui. Nếu như bình thường mình đã quen với hình ảnh áo Nhật Bình trên các cửa hàng online nhưng đó chỉ là những hoạ tiết in còn tại lễ hội hôm nay em được có cơ hội xem cách người ta thêu như thế nào, hoạ tiết ra làm sao?

Em hi vọng trong ngày hội này em sẽ biết thêm về các loại trang phục cũng như cổ vật của đất nước. Với những cổ vật của đất nước thì theo em biết có rất nhiều bạn trẻ quan tâm tuy nhiên ở đây trưng bày còn khá ít nên hi vọng năm sau sẽ được trưng bày nhiều hơn và có thêm các lĩnh vực khác nữa".

Còn với Nguyên Ngọc, vốn là một fan của áo dài nên khi Thanh Trúc rủ Ngọc nhận lời ngay.

"Đây là lần đầu tiên em được tham dự một chương trình như thế này, hi vọng năm sau sẽ có nhiều sự trải nghiệm hơn cũng như nhiều thứ để xem hơn"- Nguyên Ngọc nói.

Các bạn nữ sinh duyên dáng trong những tà áo dài xưa

Các bạn nữ sinh duyên dáng trong những tà áo dài xưa

Đa dạng các loại quốc phục tại ngày hội

Đa dạng các loại quốc phục tại ngày hội

Bạn Nguyễn Thị Yến khoa Đông phương học, ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM trong trang phục áo dài

Bạn Nguyễn Thị Yến khoa Đông phương học, ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM trong trang phục áo dài

Giáp phục được các bạn sinh viên khoác lên mình đầy uy nghiêm

Giáp phục được các bạn sinh viên khoác lên mình đầy uy nghiêm

Không chỉ các bạn sinh viên, nhiều phụ huynh cũng hào hứng đưa con của mình đến tham gia ngày hội. Công tác trong ngành Giáo dục, anh Hồng Ngọc Chương đưa hai con đến với ngày hội để giới thiệu với các con về nét văn hoá của người Việt từ trang phục đến các hoạt động dân gian. "Đối với tôi, sau này những bạn trẻ phục dựng những trang phục cổ của người Việt mình rất tốt. Bên cạnh những bộ âu phục thì ngày nay mỗi người có thể lựa chọn những bộ Việt phục trong những dịp quan trọng. Với các con của mình tôi hi vọng một điều gì đó tương tự giống như vậy để các bạn nhìn nhận trang phục của người Việt một cách đầy đủ hơn, khuyến khích các bạn tìm hiểu các giá trị văn hoá của dân tộc"- anh Chương chia sẻ.

Không chỉ các bạn sinh viên, nhiều phụ huynh cũng hào hứng đưa con của mình đến tham gia ngày hội. Công tác trong ngành Giáo dục, anh Hồng Ngọc Chương đưa hai con đến với ngày hội để giới thiệu với các con về nét văn hoá của người Việt từ trang phục đến các hoạt động dân gian.

"Đối với tôi, sau này những bạn trẻ phục dựng những trang phục cổ của người Việt mình rất tốt. Bên cạnh những bộ âu phục thì ngày nay mỗi người có thể lựa chọn những bộ Việt phục trong những dịp quan trọng.

Với các con của mình tôi hi vọng một điều gì đó tương tự giống như vậy để các bạn nhìn nhận trang phục của người Việt một cách đầy đủ hơn, khuyến khích các bạn tìm hiểu các giá trị văn hoá của dân tộc"- anh Chương chia sẻ.

Mô hình những vị tướng lĩnh nổi tiếng ở Việt Nam được trưng bày
Một góc triển lãm cổ vật

Một góc triển lãm cổ vật

Một số đồ gốm được trưng bày

Một số đồ gốm được trưng bày

Cho chữ thư pháp

Cho chữ thư pháp

Chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian thu hút đông đảo bạn trẻ

Chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian thu hút đông đảo bạn trẻ

Chia sẻ thêm với PLO, Tôn Thất Minh Khôi, đồng tổ chức chương trình tiết lộ: "Năm sau là năm có ý nghĩa lớn về sự ra đời của áo dài , tôi cũng đã có trao đổi với TS. Phan Thanh Hải cũng như anh Nguyễn Đức Bình (về đình làng Việt), mọi người nhất trí năm sau phải tổ chức quy mô hơn, vượt ra ngoài phạm vi TP.HCM.

Có thể cùng một lúc cả đầu cầu Sài Gòn, Huế và Hà Nội để cùng lan tỏa tình yêu cổ phục Việt cũng như văn hoá Việt Nam".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm