“Hãy áp dụng Đề cương văn hóa đến nơi đến chốn”

(PLO)- Sáng 20-4, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi tọa đàm “Kỷ niệm 80 năm ra đời đề cương văn hóa Việt Nam 1943-2023”.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 20-4, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi tọa đàm “Kỷ niệm 80 năm ra đời đề cương văn hóa Việt Nam 1943-2023”.

Bên cạnh tham luận của các tác giả là đại diện các hội văn học nghệ thuật báo cáo tại buổi tọa đàm, nhân ngày Văn hóa đọc, nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, cho rằng đầu tư của Đảng, Nhà nước đối với văn hóa đọc chưa đúng tầm, đúng mực.

Nhà văn Bích Ngân phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: HN

Nhà văn Bích Ngân phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: HN

“Từ ý kiến của anh Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, tại lễ trao giải truyện ngắn hay của tạp chí Văn Nghệ mới đây, anh nói “Sách phải để giá và để bán”, tôi cho rằng sách là hàng hóa, dù hàng hóa hết sức đặc biệt, hàng hóa mang giá trị tinh thần, nuôi dưỡng tâm hồn nhưng hàng hóa phải được bán, được mua và nó cũng phải tuân theo quy luật cung cầu.

Và lâu nay Nhà nước mình đầu tư ngân sách rất lớn cho những sách đặt hàng là rất đúng. Tuy nhiên, chúng tôi đặt câu hỏi là sách đặt hàng Nhà nước có được đọc hay không?” - nhà văn Bích Ngân chia sẻ.

Cũng theo nhà văn Bích Ngân, có những cuốn sách, bằng một cách nào đó “rất ít người đọc, thậm chí nhiều nơi, sách để trên giá sách nhưng màng bọc sách vẫn chưa bóc ra.

Nhà văn Bích Ngân cũng chỉ ra nhiều hội nhận được tiền đầu tư của Nhà nước dựng phim, dựng kịch, làm sách rồi xem như hoàn thành nhiệm vụ còn việc nó có đến được với công chúng hay không thì không quan tâm, miễn làm sao hoàn thành nhiệm vụ.

“Chúng ta chỉ mới hoàn thành một phần thôi và việc không có công chúng thưởng thức thì vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ. Đây là một trong những hạn chế theo tôi là lớn nhất.

Đề cương văn hóa thì muôn đời đúng, tinh thần nó sáng tỏa cho đến bây giờ không có gì phải bàn nhưng cách thực hiện, vận dụng vào trong đời sống và thực tâm để những tác phẩm văn chương nghệ thuật đi vào đời sống thì chúng ta vẫn quá nửa vời, chưa làm đến nơi đến chốn.

Cũng như quyển sách khi ra đời không nghĩ đến người đọc, bộ phim công chiếu một lần rồi cất, cũng vậy ở sân khấu, vở diễn ra mắt hoành tráng nhưng chỉ diễn một, hai đêm, chúng ta chưa hoàn thành nhiệm vụ đối với nhân dân, đối với Nhà nước, đối với chính chúng ta” - nhà văn Bích Ngân nhấn mạnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm