“Ta quy định trong dự thảo rằng “NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân”. Điều này nếu nói ở ngày trước thì đúng, bởi khi đó con của những người đứng đầu đất nước, con của bí thư, chủ tịch tỉnh đều tham gia NVQS hết. Nhưng giờ đây thì khác rồi! “Vinh quang” này trước tiên thuộc về con của nông dân, con của những người sống ở vùng sâu, vùng xa. Giờ con của cán bộ, con nhà giàu không nhận lấy “vinh quang” này”.
Ông Thuyền đặt ra nhiều câu hỏi: “Đây là nghĩa vụ vinh quang nhưng vì sao nhiều người không muốn nhận? Trong khi đó vào lực lượng công an, người ta xếp hàng nộp đơn rồi chờ được xem xét”.
Ông Thuyền cho rằng chúng ta chưa có chính sách để thu hút được lực lượng thanh niên tham gia thực hiện NVQS. Phải làm sao có quy định hấp dẫn để người dân tự nguyện đi. Đơn cử như có thể quy định những người có bằng đại học, nếu đã trải qua quân ngũ thì được ưu tiên xét tuyển vào làm việc không phải thi tuyển.
“Ta vẫn nói nghĩa vụ là phải công bằng. Vậy tôi đề nghị phải có nghĩa vụ đóng góp cho công bằng. Nên có quy định ai không tham gia NVQS thì phải đóng tiền” - ông Thuyền đề xuất.
Đề xuất trai tráng đi biển được miễn nghĩa vụ quân sự Ta có nhiều chính sách phát triển kinh tế biển, đánh bắt xa bờ để bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Vì vậy cần quy định trong luật này chính sách với người đi biển, đánh bắt xa bờ. Để lực lượng thanh niên tham gia vào hoạt động này là khó vì đánh bắt trên biển là cực nhọc, thậm chí có thể gặp những rủi ro về tính mạng. Nếu như những thanh niên đi đánh bắt xa bờ, khi trở về lại phải làm NVQS thì khó và không hợp lý. Đại biểu PHẠM TRƯỜNG DÂN (Quảng Nam) |