Nghiện thức ăn nhanh, chê rau xanh, trẻ béo phì tăng gấp đôi trong 10 năm

(PLO)- Nghiện thức ăn nhanh, chê rau xanh, ăn nhiều tinh bột, uống nhiều nước ngọt… là những nguyên nhân khiến tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tăng gấp đôi chỉ trong 10 năm (2010-2020).
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại hội thảo Giải pháp mới trong chẩn đoán và điều trị béo phì của Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương vào sáng 2-3, BS chuyên khoa 2 Võ Đức Chiến, Giám đốc BV, cho biết tỉ lệ béo phì đang tăng nhanh tại Việt Nam.

Đáng chú ý, tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em trong độ tuổi học đường (từ 5-19 tuổi) tăng từ 8,5% (năm 2010) lên 19% (năm 2020). Trong đó, tỉ lệ thừa cân, béo phì ở khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.

Thống kê năm 2021 cho thấy tỉ lệ thừa cân, béo phì ở Hà Nội và TP.HCM chiếm 18% tổng số người thừa cân, béo phì trên toàn quốc. Lối sống của người Việt cũng thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây theo hướng ít vận động hơn, chế độ ăn có nhiều muối, tinh bột, dầu mỡ, uống nhiều nước ngọt, ăn ít rau...

BS chuyên khoa 2 Võ Đức Chiến tại hội thảo. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

BS chuyên khoa 2 Võ Đức Chiến tại hội thảo. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Theo BS Cao Hoài Nhân, cố vấn khoa Nhi BV Nguyễn Tri Phương, nguyên nhân khiến trẻ em thừa cân, béo phì tăng cao một phần do trẻ em ngày nay dành rất nhiều thời gian cho việc học. Để kịp đến các lớp học thêm, phụ huynh thường cho trẻ ăn thức ăn nhanh (chứa nhiều tinh bột, chất béo), từ đó trẻ có xu hướng nghiện thức ăn nhanh, chê rau xanh, uống nhiều nước ngọt.

BS Nhân khuyến cáo cha mẹ nên thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ để có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời về chế độ ăn uống, tập luyện. Hạn chế những nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Bệnh nhân điều trị béo phì tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ảnh: BVCC

Bệnh nhân điều trị béo phì tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ảnh: BVCC

"Thủ phạm" gây ra 200 bệnh lý khác nhau

Béo phì được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ công nhận là bệnh mạn tính đòi hỏi phải quản lý và điều trị lâu dài.

Béo phì tác động bất lợi lên tất cả các vấn đề sức khỏe, làm giảm thời gian sống còn, là thủ phạm gây ra 200 bệnh khác nhau như đái tháo đường, tim mạch, tăng lipid máu, hội chứng ngưng thở lúc ngủ, thoái hóa khớp, gan nhiễm mỡ...

Trước các nguy cơ trên, tháng 1 năm 2022 Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì. Được sự cho phép của Sở Y tế TP.HCM, BV Nguyễn Tri Phương vừa khánh thành Phòng khám tư vấn và điều trị giảm cân, có chức năng tư vấn và chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân thừa cân, béo phì.

BS chuyên khoa 2 VÕ ĐỨC CHIẾN - Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm