Thành phần 23 cầu thủ HLV Hoàng Anh Tuấn mang đến Thái Lan và đoạt chức vô địch chưa phải là một đội tuyển U-23 VN được chọn lọc kỹ càng. Đó là sự lì lợm và chững chạc của các cầu thủ trẻ, là cách ứng xử khi chơi bóng và cách thể hiện theo ý đồ của HLV.
Đã có 10 cầu thủ trở về từ Thái Lan được HLV Troussier bổ sung vào thành phần dự tuyển U-23 mà HLV người Pháp chuẩn bị cho sân chơi châu Á vào tháng 9 gồm vòng loại U-23 châu Á và ASIAD 19.
U-23 VN dù là dưới tay thầy nào khi đá hai giải châu Á trong tháng 9 bắt buộc phải chất lượng hơn. |
Ít nhiều thì chức vô địch U-23 Đông Nam Á của thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn cũng khiến HLV Troussier chịu áp lực bởi cách chơi bóng của tập thể này không giống hoàn toàn với những gì ông Troussier muốn các cầu thủ VN ở những cấp đội tuyển phải thực thi.
Tại vòng loại giải U-23 châu Á, VN là bảng trưởng bảng C đá tại Việt Trì, Phú Thọ từ ngày 6 đến 12-9 với ba đội Guam, Yemen và Singapore. Sau vòng loại này là sân chơi ASIAD mà VN cùng bảng B với Saudi Arabia, Iran và Mông Cổ.
U-23 VN dù là dưới tay thầy nào khi đá hai giải châu Á trong tháng 9 bắt buộc phải chất lượng hơn, làm mới hơn và được nâng cấp hơn so với lứa cầu thủ vừa đoạt chức vô địch U-23 Đông Nam Á. Và tất nhiên là càng không thể nhạt nhòa thiếu sức bật như một đội trẻ từng thất bại ở bán kết SEA Games 32 trước Indonesia (đội sau đó vô địch) được.
HLV Troussier được mệnh danh là “Phù thủy trắng” những năm 2000 khi làm bóng đá Nhật. Có thể triết lý của chiến lược gia Pháp cao siêu rất hay nhưng đó là với bóng đá Nhật và nền tảng của các cầu thủ Nhật. Còn với các cầu thủ trẻ VN thì triết lý cần thiết là phải phù hợp với cầu thủ VN ở nhiều góc độ hơn là buộc các cấu thủ trẻ VN bây giờ phải như các cầu thủ Nhật những năm 2000.
Tại Thái Lan vừa qua, U-23 VN đã lên ngôi vô địch bằng lối chơi thuyết phục, với một tinh thần thi đấu cao và tính tập thể thể hiện rất rõ. Điều đấy rất cần cho một lối chơi VN và tinh thần VN duy trì và lan tỏa sang các cấp độ đội tuyển để chinh phục những giải đấu lớn hơn.