|
Kình ngư Leon Marchand phá kỷ lục thế giới cự ly 400 m hỗn hợp nam. Ảnh: GETTY |
Thành tích 4’03”84, cũng là kỷ lục thế giới cá nhân cuối cùng do Phelps thiết lập tại Olympic Bắc Kinh 2008 bị truyền nhân Marchand phá vỡ, khi kình ngư 21 tuổi xuất sắc đạt 4’02”50, đánh bại Carson Foster tại đợt bơi chung kết.
Djokovic rút lui khỏi giải đấu có tuổi đời dài thứ 3 thế giới
Được huấn luyện bởi cố vấn cũ của Phelps - Bob Bowman, Marchand chia sẻ sau khi lập kỳ tích: “Thật điên rồ, một trong những điều vất vả nhất mà tôi đã làm được. Thật tuyệt vời khi thực hiện nó ở đây và thời gian thật không thể tin được”.
|
Marchand nhận HCV từ huyền thoại Michael Phelps. Ảnh: GETTY |
Tuy nhiên “đây vẫn chưa phải tốt nhất”, Marchand chia sẻ thêm sau khi nhận chiếc HCV từ huyền thoại Michael Phelps.
Cổ động viên chủ nhà cũng reo hò không ngớt tại Marine Messe Fukuoka Hall, khi kình ngư Nhật Bản Daiya Seto xuất sắc giành chiếc HCĐ, thua Marchand hơn 6 giây.
Trước đó, nhà vô địch Olympic - Ariarne Titmus cũng lập kỷ lục thế giới 400 m tự do nữ, đánh dấu ngày thành công rực rỡ của bơi lội Úc.
Kình ngư Titmus đã làm lu mờ thần đồng 16 tuổi người Canada - Summer McIntosh, để cán đích với thành tích 3’55’38 - hơn người đoạt HCB và là nhà vô địch năm 2022 Katie Ledecky 3’35. Chiến thắng cũng đồng nghĩa, kình ngư 22 tuổi chưa để thua cự ly 400 m tự do nữ nào trong suốt 5 năm qua.
Titmus tự hào nói: “Tôi đã làm rất nhiều việc trong sáu tuần qua. Tôi thực sự hài lòng và đã học được rất nhiều điều từ các thử nghiệm. Tôi đã bơi theo cách mình muốn và biết mình có đủ thời gian để xoay chuyển tình thế. Tôi có mặt tại đây tối nay và cố tỏ ra không sợ hãi.
Summer và Katie đều là đối thủ đẳng cấp và hầu như không có bất kỳ sơ suất nào. Tôi chỉ biết cách duy nhất là cố gắng giành chiến thắng... Chung kết, nên ai cũng phải chiến đấu hết mình và họ đều là những người giỏi nhất nhất trong hồ”.
|
Tân kỷ lục gia thế giới cự ly 400 m tự do nữ... |
|
Ariarne Titmus ăn mừng chiến thắng. Ảnh: GETTY |
Cuộc chiến giữa “bộ ba nữ kình ngư” được ví như “cuộc đua của thế kỷ”, 20 năm sau khi Ian Thorpe đánh bại Pieter van den Hoogenband và Phelps tại Olympic Athens 2004. Dù kết quả không suýt soát như kỳ vọng nhưng nỗ lực chói sáng của Titmus đã mở ra cơ hội tại Thế vận hội Paris năm sau.
Trong một ngày thi đấu đầy thất vọng, thần đồng McIntosh đã bị Erika Fairweather (New Zealand) đánh bại để giành chiếc HCĐ, về đích sau Titmus 4”21.
Trước Titmus, đồng hương Úc - Sam Short đã giành chức vô địch cự ly 400 m tự do nam. Ở tuổi 19, Short đã xuất sắc vượt qua vạch sau 3’40”68, nhanh hơn nhà vô địch Olympic Ahmed Hafnaoui (Tunisia) 0’02 giây trong khi Lukas Martens của Đức kém người chiến thắng 1’52 giành HCĐ.
Đội tiếp sức tự do 4x100 m nữ của Úc cũng lập kỷ lục thế giới với thành tích 3’27”96 khi đánh bại đội tuyển Mỹ, cán đích chậm hơn gần 4 giây trong khi Trung Quốc xếp thứ ba chung cuộc.