Điều này dễ dẫn đến các triệu chứng suy tĩnh mạch mạn tính và về lâu dài sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Tại Chương trình tầm soát Suy tĩnh mạch mạn tính miễn phí và nói chuyện chuyên đề: “Hãy biết yêu đôi chân của bạn” Do Công ty TNHH Servier (Việt Nam) phối hợp với BV quận Tân Phú tổ chức sáng 16-7, PGS-TS-BS Lê Nữ Thị Hòa Hiệp - nguyên giảng viên bộ môn Ngoại - Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết như trên.
BS Lê Nữ Thị Hòa Hiệp tại buổi nói chuyện sáng 16-7. ẢNH: HẢI ÂU
Ở Việt Nam, bệnh suy giãn tĩnh mạch rất thường gặp nhưng chưa thực sự có được sự chú ý của bệnh nhân. Tuy nhiên trong tương lai, theo đánh giá của nhiều chuyên gia y tế, bệnh sẽ gia tăng cùng với sự phát triển của kinh tế và thay đổi nếp sống ở nước ta.
Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính bắt nguồn từ những người có đặc thù công việc ngồi nhiều, làm nhiều có các triệu chứng như đau chân, nặng chân, sưng chân, chuột rút về đêm, cảm giác kiến bò, cảm giác nóng rát, đau chạy dọc mạch máu, cảm giác châm chích ở chân... Ngoài ra đối với những người béo phì, bụng bự cũng thuộc trong nhóm đối tượng dễ suy tĩnh mạch mạn tính.
Suy tĩnh mạch mạn tính gặp nhiều ở các bệnh nhân lớn tuổi. ẢNH: HẢI ÂU
Diễn tiến bệnh suy tĩnh mạch mạn tính khá nhanh với các quá trình như giãn tĩnh mạch hình nhện, giãn tĩnh mạch ngoằn ngoèo, phù, loạn dưỡng da, loét...
BS Hiệp khuyến cáo đây là một bệnh rất dễ chẩn đoán, số lượng bệnh rất nhiều và dễ điều trị. Nếu biết điều trị 100% sẽ khỏi, vì thế phải chú ý không bỏ ngang khi điều trị. Điều trị suy tĩnh mạch mạn tính có nhiều phương pháp khác nhau như chích xơ, hai là phẫu thuật rút bỏ tĩnh mạch giãn, đốt bỏ bằng laze, sóng cao tần.
Tuy nhiên BS Hiệp nhấn mạnh dù điều trị bằng phương pháp nào, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen trong cuộc sống để cơ bắp vận động để máu chạy lên mạch máu đẩy lên tim. Đồng thời phải tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Đôi khi người bệnh không biết mình mắc suy tĩnh mạch mạn tính ở giai đoạn đầu. Ảnh: HẢI ÂU
Cũng trong sáng nay, các bác sĩ BV quận Tân Phú cũng khám miễn phí cho hơn 300 bệnh nhân đang nghi ngờ và có những dấu hiệu mắc bệnh suy tĩnh mạch mạn tính.
Lời khuyên giúp bảo vệ đôi chân Vận động ngay khi có thể đối với những người làm việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu, bạn nên nghỉ ngơi để đi bộ, nhấc chân lên di chuyển vòng tròn trong chốc lát. Nắng nóng có thể làm giãn tĩnh mạch vì vậy cần tránh nơi nắng nóng, sử dụng sáp nóng, tắm nước nóng và tắm hơi. Tránh táo bón, thừa cân: uống đủ nước và hạn chế ăn nhiều chất béo. Chọn môn thể thao phù hợp như khiêu vũ, tập thể dục nhịp điệu, đi xe đạp... tập các môn thể thao như tennis, bóng ném... Mặc quần áo vừa vặn để tránh chèn ép máu lên tĩnh mạch. Mang giày vừa vặn và hạn chế tối đa mang giày cao gót. Kê cao chân khi ngủ. Massage chân trước khi ngủ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ. |