Người nước ngoài thất vọng về đảo ngọc

Từ thay đổi môi trường sinh thái Phú Quốc…

Rác thải là vấn đề dễ nhìn thấy nhất. Theo ông Cameron Shingleton - Tiến sĩ ở ĐH Melbourne có năm năm sống ở TP.HCM, 10 năm trước, bãi biển Phú Quốc hoang sơ rất dễ kiếm. Ngày nay thì khác hẳn. Bãi biển khách du lịch bình thường tiếp cận được thì dơ bẩn, phần bãi biển còn lại thì dành cho khách bỏ ra tiền triệu để ở resort không cho phép người dân hay người khác vào. Đi từ Nam sang Bắc dọc bờ biển bằng xe máy, du khách sẽ ngang qua vườn trồng tiêu nhìn dễ thương nhưng lại kèm theo bãi rác khổng lồ chiếm hai bên đường.

Phú Quốc không có nhà máy xử lý rác nào cả, đống rác tỏa ra mùi nồng nặc trên đường đi resort không phải để phân loại hay đào hố để chôn. Tiếc thay, người dân Phú Quốc không có thói quen phân loại rác, còn nhà chức trách thì không biết cách khích lệ, cũng không có kế hoạch xử lý tình trạng một cách bài bản.

Rác thải đang là vấn đề lớn của Phú Quốc. Ảnh: Internet

Môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiễm. Trước đây 10 năm, người dân địa phương đánh bắt cá khá dễ ở gần bờ biển. Ngày nay, giá hải sản ở Phú Quốc ngày càng tăng vì nguồn thủy sản gần bờ bị khai thác hết. Phần lớn hải sản mà khách du lịch mua với giá trên trời là do “ghe cào" đánh bắt triệt để ngoài khơi một cách có tác động lớn đến hệ sinh thái biển.

Một hậu quả nữa là người địa phương kiên trì với nghề đi biển không còn cơ hội để kiếm sống, không chỉ vì vùng nước chung quanh Phú Quốc đã biến thành một kiểu “sa mạc sinh thái" mà vì làng chài truyền thống của người Phú Quốc đã bị dọn đi để nhường chỗ cho resort mới.

… đến sự thương mại hóa đến ‘chóng mặt’

Những dự án lớn chiếm hết một số bãi biển được biết là đẹp nhất đảo. Việc quy hoạch hóa bờ biển khiến người dân địa phương bị bắt buộc tái định cư - một quá trình dẫn tới chuyện không còn một làng chài truyền thống nào ở Phú Quốc. Hơn nữa, một số nhà phát triển có vẻ sẵn sàng áp dụng những biện pháp khác thường để thúc đẩy dự án của họ, bao gồm cả việc thuê những băng nhóm có hung khí để ngăn cấm mọi người tiến tới khu thi công hay chỉ đi đường ra biển của người dân từ xưa đến nay.

Giá đất tăng ‘chóng mặt’ nhưng người dân địa phương không có lợi. Phần lớn những người bán đất cho nhà đầu tư lớn ngày nay là nhà kinh doanh từ xa đến đã mua đất từ người dân lâu rồi. Đúng là việc bán đất của gia đình đã đem lại một món tiền lớn cho một số người dân nhỏ. Nhưng đúng nữa là khá nhiều người dân không biết cách giữ tiền, không nắm vững những kiến thức căn bản về kinh doanh. Một số nữa rõ ràng là đối tượng của tình trạng bao chiếm đất hoặc bị vướng vào vụ tranh chấp đất kéo dài.

Sự thương mại hóa kéo theo sự thay đổi tiêu cực cho Phú Quốc. Ảnh: Internet

Hiện nay, hầu hết nhà thùng nước mắm truyền thống của dân địa phương đã được bán đi lâu, còn nhà máy “sản xuất" nước mắm bây giờ chủ yếu để ghi điểm với khách du lịch. Phần lớn nước mắm được biết là đặc sản của Phú Quốc được chế biến ở đất liền, dán nhãn rồi nhập vào Phú Quốc bán lại.

Nền giáo dục Phú Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn. Trên đảo có đến ba trường phổ thông nhưng đến nay chưa có kế hoạch mở trường nghề có thể giúp người Phú Quốc có kỹ năng cần thiết để tự phát triển doanh nghiệp hay khả năng ngôn ngữ để có việc làm trong ngành du lịch thật đàng hoàng. Kiến thức về ngành du lịch, vốn đầu tư và chuyên môn hành chính và khoa học để quản lý sự phát triển cho tích cực - gần như tất cả là điều “từ xa đến".

Tuy ngành du lịch đã tạo công ăn việc làm cơ bản cho người dân Phú Quốc nhưng kế hoạch mở sòng bạc quy mô lớn biến Phú Quốc thành hiện trường cho một cuộc thí nghiệm: Việc hợp pháp hóa trò cờ bạc trên đất Việt Nam người Việt Nam có thể tham gia. Cuộc nghiên cứu khoa học về tác động tiềm ẩn của ngành cờ bạc đến xã hội là một điều không thể thiếu ở những tranh luận về kiểu sòng bạc “mở" hình như sắp được đưa vào hoạt động ở Phú Quốc.

Bài toán khó cho Phú Quốc là gì?

Theo ông Cameron Shingleton chia sẻ với Zing.vn, đó chính là phải quyết định muốn thu hút khách du lịch loại nào. Điều mà mọi người đến Phú Quốc đều muốn thưởng thức và nhiều khi sẵn sàng tốn nhiều tiền để có là điều 5-10 năm trước có thật: Một lối sống thong thả ở một môi trường đẹp tự nhiên, còn nguyên. Vấn đề là Phú Quốc thiếu một mô hình phát triển thực sự bền vững, môi trường còn nguyên của Phú Quốc có gì đó ngày càng giả tưởng.

Những câu hỏi nghiêm túc về chính sách phát triển đảo cần được đưa ra gấp. Hoạt động du lịch loại gì tương thích với viễn cảnh tốt đẹp là Phú Quốc tiếp tục là địa điểm du lịch hấp dẫn về lâu dài? Báo cáo khoa học về tác động của hoạt động du lịch đến môi trường thiên niên và sinh sống có nội dung và kết luận gì? Biện pháp bảo vệ môi trường hiện nay có đủ để bảo đảm sự phát triển kinh tế Phú Quốc một cách thực sự bền vững không? Chính quyền huyện đảo có chính sách cụ thể nào sẽ giúp cho từng nhóm xã hội, bao gồm người dân địa phương, có cơ hội công bằng để hưởng lợi do sự phát triển kinh tế?

Sự phát triển bền vững không chấp nhận đánh đổi lợi ích chung tương lai bằng lợi nhuận ngắn hạn là một tiêu chuẩn tối cần thiết khi nói về việc định hướng cho Phú Quốc. Liệu điều này được chú tâm đầy đủ trong chính sách hiện nay?

Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở ĐH Melbourne. Trong năm năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm