Khi nói lái, đối lái... có những câu vừa thanh vừa tục nhưng qua đó thể hiện tính hài hước của người nói và sự tiếp nhận của người nghe là nó thanh hay tục để cuối cùng... vui là chính.
Nguyên tắc nói lái, đối lái
TrongThú chơi chữ (NXB Trẻ, 1990), hai nhà ngôn ngữ Lê Trung Hoa và Hồ Lê bàn về cách chơi chữ, nói lái: “Tiếng Việt có hai điều kiện rất thuận lợi cho việc nói lái. Một là ranh giới giữa các âm tiết (haytiếng) rất rõ ràng. Hai là hầu hết các phụ âm đều có thể kết hợp với bất kỳ vần nào có mang thanh điệu (còn gọi làthanh), và trong đa số trường hợp đã tạo nên những tiếng có nghĩa. Nhiều ngôn ngữ khác không có đủ hai điều kiện này nên không thể hoặc khó có thể có hiện tượng nói lái.
Mỗi âm tiết có ba bộ phận: âm (âm đầu), vần và thanh. Nói lái được thực hiện khi một hoặc hai trong ba bộ phận ấy của hai âm tiết hoán vị cho nhau.
Về nguyên tắc có6 kiểu nói lái.
Chẳng hạn với từ ngữ gốcthay đổi, ta có 6 từ ngữ lái, như sau:
Hoán vị âm:đay thổi
Hoán vị vần:thôi đảy
Hoán vị thanh:thảy đôi
Hoán vị âm và vần:đôi thảy
Hoán vị âm và thanh:đảy thôi
Hoán vị vần và thanh:thổi đay.
Trong một số trường hợp, các yếu tố chuyển đổi không được chặt chẽ, vì ở địa phương đó mới có sự lẫn lộn hai âm đầu, hai vần và hai thanh ấy:làm sương cho sáo – làm sao cho sướng, sáu mặt – sặc máu, đầu tiên – tiền đâu, đấu tranh – tránh đâu, hiện đai – hại điện, tiết kiệm – kiếm tiệc, cá thể - thế cả, lộng kiếng – liệng cống, mống chuồn – muốn chồng, đồng chòi – đòi chồng, sức khỏe - sẽ khuất, ít li – y lít, nghiên cứu- ngu như kiến, chà đồ nhôm – chôm đồ nhà, cầu gia đạo – cạo da đầu, mèo đuôi cụt – mút đuôi kèo, ban lãnh đạo – bao lãnh đạn…”.
Có những kiểu nói lái, ban đầu người nghe tưởng tiếng tây, tàu gây khó hiểu, gây ngớ người nhưng đến khi vỡ lẽ, thì họ bật cười thú vị.
Quýt xơ măng bông sên- nghĩa làQuăng xơ mít bên sông.
Hay:Lưỡng cô dành dách cô xường toại. Nghĩaxường toại là “xoài tượng”.
Thêm câu:nhẹm nhẹm thìn (nhịn nhịn thèm) …
Có khi phải nói lái mấy lần mới tìm ra nghĩa thật, như:
Chúng mình đập chuông nhé?
Đập chuông là đuông chập, đuông chập là đâm chuột, đâm chuột dịch nghĩa là đâm tí (bởi tuổi tí là tuổi con chuột) và đâm tí nói lái thành đi tắm!
Nói lái với giải tự hay dịch nghĩa
mộc tồn = cây còn – con cầy.
Thành chủng = nên cấy – cây nến.
Thiên tử = con trời – cơi tròn.
Nói lái có mặt trong một số câu hát:
Cáicon cá đua làcon cua đá
Kẻ cơ thần trở lạiCần Thơ
Một ông đẽo đá trên cây
Hai ông đá đẽo dưới này rồi chưa.
Câu đố nói lái
Cục đo đỏ bỏ vô giường (Cục đường bỏ vô giỏ)
Ở trong nhà cô ra cô nẩy (Cây nổ)
Sào dài chống suối, sào vắnchống khe (chuối sống, ché không)
Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn (Con ngựa).
Chèo xuồng trong ngọn bơi ra
xuồngcụt mũi, người ta thường dùng (người Nam bộ phát âmcụt mũi thànhcục mũi nên lái lại thành củi mục).
Những câu chuyện vui
Cũng trongThú chơi chữ tác giả Hồ Lê và Lê Trung Hoa đã viết những câu chuyện vui.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thanh niên nam nữ thường đi dân công gánh gạo từng đoàn. Các cô gái sức yếu nên rất mỏi gối khi lên dốc. Có chàng trai chỉ cho các nàng cách khắc phục:
- Các cô vừa đi vừa nói “bái dốc, bái dốc” thì sẽ bớt mệt.
Nhiều cô ngây thơ không hiểu ẩn ý của anh chàng vừa đi vừa lặp “bái dốc, bái dốc”, khiến cả đoàn cười vang, vui vẻ nên… bớt mệt thật.
Trong kháng chiến chống Mỹ, nói lái cũng có lúc được dùng trong đấu tranh chính trị. Đó là trường hợp câu đối “Dán ở Sở Chỉ huy quân Mỹ”:
“Tìm diệt” bãi Cửu Long, bị sóng Cửu Long dìm tiệt;
“Dồn dân” bờ Trà Khúc, nhừ đòn Trà Khúc dần Giôn.
(“Tìm diệt”, “dồn dân” là những cách chống ta của địch. Trà Khúc là tên con sông lớn của tỉnh Quảng Ngãi. Giôn là Johnson, tổng thống Mỹ).
Khi mới lên cầm quyền, Ngô Đình Diệm bắt nhân dân miền Nam gọi mình là “Cụ Ngô”.
Một hôm có người mách cho Diệm biết ý nghĩa tai hại của từ ngữ này:Cụ Ngô nói lí thànhngộ cu! Thế là Diệm ra lệnh cho bọn tay chân bỏ ngay từ ngữ Cụ Ngô.
Năm 1965, giặc Mỹ đổ quân vào tỉnh Quảng Ngãi. Ở một vùng còn tranh chấp giữa ta và địch, một số gia đình treo nhánh xương rồng trước nhà. Lính ngụy ngạc nhiên hỏi mục đích, đồng bào trả lời để đuổi ma quỷ.
Chúng tưởng thật nên khuyến khích chuyện mê tín. Sau chúng vỡ lẽ, liền ra lệnh cấm, vì đuổi ma quỷ chính là đuổi Mỹ qua.
Trong những năm Ngô Đình Diệm cai trị ở miền Nam, Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu, em ruột Diệm) lăng nhăng với nhiều tướng tá Mỹ ngụy để bảo vệ chiếc ghế cho anh chồng và làm giàu cho chồng. Tú Mỡ đã vạch trần sự thật bỉ ổi đó qua bài "Vịnh Trần Lệ Xuân":
Thế đấy! Vì thương chú nó nghèo
Cho nên thím nó phải quanh queo
Trổ tài gái đảm xoay nghìn khóe
Nào quản mang tai tiếng đá đeo.
Nói lái (còn gọi là nói trại) là một cách nói kiểu chơi chữ của dân Việt. Đối với từng vùng miền khác nhau thì do cách nói của tiếng địa phương nên tiếng nói lái sẽ có thay đổi một chút. Có nhiều cách nói lái: Cách 1: Đổi âm sau, giữ chữ đầu và thanh.Ví dụ: mèo cái→mài kéo, đơn giản→đang giỡn (đối với miền Nam), trời cho→trò chơi, đại học→độc hại (đối với miền Nam),vô hàng→giang hồ (đối với miền Nam), mau co→mo cau,... Cách 2: Đổi toàn bộ, trước ra sau, nhưng giữ thanh.Ví dụ: đầu tiên→tiền đâu, từ đâu→đầu tư,... Cách 3: Đổi dấu thanh.Ví dụ: Thụy Điển→thủy điện, bí mật→bị mất,... Cách 4: Đổi phụ âm đầu. Ví dụ: cao đẳng→đau cẳng(đối với miền Nam), giải pháp→phải giáp... Cách 5: Đổi âm sau và thanh sau, giữ phụ âm đầu.Ví dụ: bí mật→bật mí, một cái→mái cột, mèo cái→mái kèo, trâu đực→trực đâu, trâu cái→trái cau (đối với miền Nam), mắc cười→mười cắc... Lưu ý: Không phải từ nào cũng có thể nói lái được. Những từ láy toàn bộ, hai từ lặp lại hoàn toàn, từ có chung dấu thanh và âm đầu, dấu thanh và âm sau, âm đầu và âm sau đều không nói lái được. Ví dụ: luôn luôn, mãi mãi (có chung phụ âm đầu và dấu thanh)... (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) |