Nguyễn Quang Dũng: 'Những người thóa mạ, đả kích đa phần chưa xem Đất rừng phương Nam'

(PLO)- Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho rằng những người cực đoan thoá mạ, đả kích Đất rừng phương Nam đa phần chưa xem phim. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Như PLO đã đưa tin, tại buổi thảo luận tổ về các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, sáng 24-10, ĐBQH Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội đã lấy ví dụ phim Đất rừng phương Nam cho câu chuyện các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, nhất là phim ảnh Nhà nước đặt hàng lại khó tiếp cận thị trường.

Ông Sơn bày tỏ quan điểm, cần phải hiểu phim ảnh là nghệ thuật; phim ảnh là các sản phẩm mang tính hư cấu, sáng tạo, chứ không phải lịch sử.

bui-hoai-son-2222-2227.jpg
ĐBQH Bùi Hoài Sơn (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội). Ảnh: TRỌNG PHÚ

Từ quan điểm này, câu chuyện về lịch sử, trang phục của Đất rừng phương Nam tiếp tục trở thành đề tài tranh cãi trên những diễn đàn bàn luận về phim.

Đến trưa 25-10, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chia sẻ trên trang cá nhân, muốn "nói một lần cho rõ" về những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian qua về bộ phim Đất rừng phương Nam.

dao-dien-nguyen-quang-dung.jpg
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng tại buổi ra mắt Đất rừng phương Nam hôm 11-10. Ảnh: NSX

'Đất rừng phương Nam' là phim gia đình, kết nối thế hệ

Theo nam đạo diễn, đa phần những người cực đoan đó đa phần chưa xem phim vì có nhiều bình luận không đúng trong phim diễn ra; họ nghe bên này, nghe chỗ kia và phát triển thêm hướng họ muốn thóa mạ.

Với việc khán giả tiêu cực chỉ trích phim mặc đồ Tàu qua nhân vật thủ vai người Hoa hay hình trong MV, đạo diễn Quang Dũng khẳng định "Ai xem phim sẽ biết nó không như thế".

dat-rung-phuong-nam15-9982-8878.jpg
Nhân vật ông Tiều trong phim.

"Họ dùng tư tưởng bài tàu để vùi dập bộ phim. Tôi cũng không ưa, cũng ghét đất nước nào ăn hiếp và chèn ép Việt Nam, nhưng với tôi người Hoa ở Việt Nam, yêu Việt Nam, cùng góp sức xây dựng Việt Nam thì là người Việt Nam. Bạn xem phim bạn sẽ thấy ngoài người Hoa còn có một vài dân tộc khác ở Nam Bộ (Chăm, Khmer…)" – nam đạo diễn chia sẻ.

Nói về việc việc để tên Thiên Địa Hội (đã được đổi thành Chính nghĩa hội), đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho biết vì bản điện ảnh lấy theo bản truyền hình Đất Phương Nam cũng có chi tiết Ông Tiều thuộc nhóm Thiên Địa Hội lúc đó nhà văn Sơn Nam là cố vấn cho đạo diễn Vinh Sơn bản truyền hình.

thien-dia-hoi.jpg
Hình ảnh đang gây tranh cãi nhiều nhất trong phim "Đất rừng phương Nam". Từ trang phục, đôi giầy... khiến nhiều người ví von đây là cảnh Hứa Văn Cường giải cứu Đinh Lực trong phim Bến Thượng Hải được quay tại Việt Nam

"Hai ông đã đổi thời điểm xảy ra của tiểu thuyết (là không có nhân vật lịch sử) thay vì những năm 40 đổi thành trước 1930, chưa có Việt Minh, nên bản truyền hình có tập về Đồng Nọc Nạn.

Đất rừng phương Nam cũng đổi theo như thế. Vì chúng tôi thấy cách này cậu bé An sẽ lưu lạc qua nhiều môi trường, qua nhiều hội nhóm, qua nhiều văn hoá, lý tưởng của người dân vùng đất Nam bộ khi đấu tranh ở thời kỳ còn rất tự phát.

Mỗi nhóm, mỗi người một cách, qua đó An cũng dần lớn lên theo cùng những cuộc đấu tranh để tìm ra lý tưởng thật sự sau này" - nam đạo diễn chia sẻ.

Bộ phim Đất rừng phương Nam không có ý định gì về chính trị cả. Đây là một bộ phim dành cho cả gia đình, là phim gia đình, kết nối thế hệ”

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng

Phim đề cao tình người, tình yêu vùng đất

Cũng theo đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, trước đây nhiều người nói bé An giống nhân vật Conan (truyện tranh Nhật Bản) đi đến đâu thì chết đến đó.

Tuy nhiên, dự án này đã làm rõ ý các nhân vật trong phim chết đa phần người lớn vì bảo vệ che chở cho mấy đứa nhỏ như việc ba An đi làm việc nước hay tâm nguyện của ba má An trong phim, sự hi sinh của thầy giáo Bảy.

Không chỉ vậy, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng chỉ ra ông Tiều là người Hoa nhóm Thiên Địa Hội, chỉ là một nhóm trong các nhóm nghĩa quân trong phim, cũng không đề cao gì cả, cũng chẳng lãnh đạo gì cả.

dat-rung-phuong-nam17.jpeg
Có lúc giữa các nhóm nghĩa quân bang hội mâu thuẫn nhau, họ định lấy An ra để gây áp lực cho nhóm Nghĩa Quân Lục Tỉnh của Ba An. Nhưng ông Tiều có nói: “Tôi dạy tụi nhỏ trung - hiếu - nghĩa lý nào lại lợi dụng tụi nhỏ”.

"Cái phim muốn đề cao là tình người, trách nhiệm người lớn với thế hệ sau. Ba An cũng đã nói trước khi quyết định về gặp An khi ông Tiều bị bắt.

Ông đồng cảm với ông Tiều là một người cũng mất vợ, nuôi con một mình và bảo vệ, dạy dỗ thằng An. Ba An muốn về để cứu An và con của ông Tiều" – nam đạo diễn viết.

Tôi nhấn mạnh lại. Bộ phim này là bộ phim chúng tôi muốn kết nối các thế hệ. Tư tưởng của bộ phim này là đề cao tình người, tình yêu với vùng đất. Tất cả nhân vật người lớn dù có khác biệt lý tưởng cũng nhìn về một hướng bảo vệ cho thế hệ sau.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng

"Viết để giải thích những điều bị hiểu lầm"

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho rằng ông đã vào các trang có thiện cảm với phim và thấy nhiều người dùng lời lẽ nặng nề nhằm tìm mọi cách cản bước ai muốn đến xem phim, họ đề cao lòng yêu nước mà thoá mạ người khác.

dat-rung-phuong-nam12.jpg
"Đất rừng phương Nam" muốn kết nối các thế hệ

"Thật sự tôi cũng không đề cao quá bản thân mình, tôi cũng hiểu không có nghĩa phim đầu tư nhiều, tâm huyết là phải bắt người ta yêu quý. Ai xem phim rồi khen chê tôi đều ghi nhận.

Mình cũng có cái non, cái chưa tới. Gu có người thích, người không thích, rất là bình thường. Làm nghề chúng ta lớn lên, phát triển nhờ những khách hàng khó tính. Tôi nghĩ vậy.

Nhưng thoá mạ, vùi dập triệt tiêu, thì quá ái ngại. Tôi viết bài này cũng biết không lay động được gì những người như thế vì cái tâm họ đã như vậy rồi. Nhưng cái gì bị hiểu lầm thì tôi nghĩ mình nên giải thích và đính chính" – nam đạo diễn bày tỏ trên trang cá nhân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm