Nguyễn Xuân Sơn chi 246 tỉ đồng cho ai?

Cạnh đó, HĐXX cũng tuyên buộc Nguyễn Xuân Sơn phải nộp lại toàn bộ số tiền đã chiếm hưởng là hơn 300 tỉ đồng, cụ thể buộc bị cáo này hoàn lại số tiền 69 tỉ đồng (chiếm đoạt của Công ty BSC) để sung công quỹ nhà nước; buộc Nguyễn Xuân Sơn hoàn trả số tiền 197 tỉ đồng cho OceanBank. Số tiền 49 tỉ đồng Nguyễn Xuân Sơn tham ô, HĐXX buộc Sơn bồi thường số tiền này cho PVN.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn bị HĐXX đánh giá là "chưa khai thành khẩn".

Đáng chú ý hơn, trong nội dung kiến nghị của bản án, HĐXX cho rằng Sơn đã chiếm đoạt hơn 246 tỉ đồng nhưng bị cáo không hợp tác, không khai báo thành khẩn về việc đã chi số tiền nói trên như thế nào, chi cho những ai, gây khó khăn cho việc thu hồi tài sản và cũng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo.

Đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ việc sử dụng số tiền Sơn đã chiếm đoạt để thu hồi, khắc phục hậu quả các bị cáo đã gây ra”- bản án nêu rõ.

Diễn biến tại phiên tòa trước đó, Sơn nhiều lần khai số tiền 69 tỉ đồng Sơn nhận từ Hà Văn Thắm trong giai đoạn bị cáo còn làm tổng giám đốc (TGĐ) OceanBank. Số tiền này Sơn khai “chi chăm sóc khách hàng hết”, trong đó 30%-40% chi cho Tập đoàn Dầu khí PVN mà người nhận là cựu kế toán trưởng Ninh Văn Quỳnh. Bị cáo cũng khai đã chi cho Vietsovpetro, PVOil, Lọc hóa dầu Bình Sơn và chi cho các đồng chí lãnh đạo trong các dịp lễ, Tết.

Giai đoạn khi Nguyễn Xuân Sơn về làm phó TGĐ PVN, bị cáo tiếp tục nhận tiền từ Hà Văn Thắm chuyển cho PVN để giúp Thắm “duy trì quan hệ”. Theo cáo buộc, ở giai đoạn này Sơn đã nhận từ Hà Văn Thắm 246 tỉ đồng, tuy nhiên bị cáo này cho rằng con số không nhiều như thế.

Số tiền nói trên, Sơn khai tiền nhận được từ Thắm, bị cáo đều chuyển thẳng cho cựu kế toán trưởng Ninh Văn Quỳnh, khi nào cần chi tiêu bị cáo lại lấy từ Quỳnh. Bị cáo cũng thừa nhận cá nhân bị cáo chi dùng 50 tỉ đồng trong số tiền nói trên.

Cũng tại tòa, Sơn cũng khai số tiền hơn 200 tỉ đồng nhận từ Hà Văn Thắm được sử dụng chi cho các khoản đối ngoại, chi các dịp lễ, Tết, chi cho các đoàn ra/đoàn vào của PVN (những hoạt động không chi theo chế độ tài chính được, hoặc nếu chi thì kinh phí cũng rất hạn hẹp). Một phần rất nhỏ trong số này được Sơn khai chi cho một số hoạt động từ thiện của PVN.

Việc chi cụ thể, Sơn khai chi cho chuyên viên các bộ, ngành có quan hệ, làm việc với Tập đoàn PVN, dịp Tết chi mỗi người phong bì 5-10 triệu đồng, số lượng rất đông; lãnh đạo các bộ, ngành, từ vụ trưởng, thứ trưởng đến các cấp lãnh đạo thì tùy theo...

Khi HĐXX hỏi: “Lãnh đạo cấp cao cụ thể là ai?”, Sơn đáp: “Thực chất là tấm lòng của doanh nghiệp đối với các đồng chí lãnh đạo đã hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp, của ngành. Xin HĐXX cho phép bị cáo không nói cụ thể là ai”.

Sơn sau đó cũng từ chối viết bản tường trình về việc này: “Nếu bảo bị cáo làm danh sách chúc Tết ai, đưa mấy nghìn, mấy chục triệu, mấy trăm triệu thì xin phép HĐXX cho phép bị cáo không nêu tên cụ thể các bác ra”.

Sau nhiều lần HĐXX truy hỏi, Sơn cũng chỉ khai mức chi cao nhất cho một cá nhân là 200 triệu đồng và “chi cho ai 200 triệu thì bị cáo xin không khai cụ thể”.

Cũng theo bị cáo này, PVN thường chi lễ, Tết 30-50 tỉ đồng/năm, các dịp khác thì chi ít hơn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm