Nhà hàng nói gì về phụ thu 4,5 triệu đồng khi luộc 18kg hải sản?

(PLO)- Một số ý kiến cho rằng phụ thu 250 ngàn đồng/kg hải sản là quá cao trong khi nhiều ý kiến khác nhận định đó là giá chấp nhận được, thậm chí rẻ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hai hôm nay vụ việc một nhà hàng ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) phụ thu đến 4,5 triệu đồng khi chỉ luộc, hấp 18kg hải sản cho một đoàn du khách hơn 50 người đến từ tỉnh Bình Dương đã được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều.

Ốc hương được đoàn du khách mang vào nhờ chế biến.

Ốc hương được đoàn du khách mang vào nhờ chế biến.

Một số ý kiến cho rằng việc phụ thu đến 250 ngàn đồng/1kg là quá cao trong khi nhiều ý kiến khác nhận định đó là giá chấp nhận được thậm chí rẻ bởi thực khách khi mang thức ăn tươi sống vào nhà hàng yêu cầu chế biến thì phải chịu tiền công chế biến, phục vụ…

Sáng 7-6, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Ngọc Phong, quản lý nhà hàng Hùng Vương (H11, đường Hùng Vương, phường Phú Thủy, TP Phan Thiết). Anh Phong cho biết hôm đó là trưa 3-7, du khách đặt cơm rất đông, xấp xỉ 1.000 người, và đoàn khách mang 18kg hải sản vào nhờ chế biến khoảng hơn 50 người kể cả hướng dẫn viên, lái xe. Số hải sản trên gồm ốc hương, tôm hùm và một số loại ốc, sò khác.

“Là nhà hàng chuyên phục vụ ăn cơm trưa, chúng tôi rất ít khi nhận chế biến hải sản do thực khách mang vào bởi không thể biết chất lượng hải sản ra sao và nếu để xảy ra sự cố vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt nặng, đặc biệt là ảnh hưởng đến thương hiệu. Tuy nhiên do đoàn du khách này nài nỉ quá và sau khi đã thỏa thuận giá cả phụ thu 250 ngàn đồng/kg thông qua hướng dẫn viên đã thống nhất với đoàn du khách nên chúng tôi mới chế biến để phục vụ” - anh Phong cho biết và cung cấp đoạn tin nhắn giữa hướng dẫn viên với người trưởng đoàn du khách.

Hóa đơn phụ thu 250 ngàn đồng/kg.

Hóa đơn phụ thu 250 ngàn đồng/kg.

Theo anh Phong, dù nhà hàng lớn hay nhỏ vẫn ngại nhất là chế biến hải sản do du khách mang vào bởi chỉ cần một con ốc, sò hay ghẹ đã chết lâu khi hấp lên sẽ bốc mùi hôi khắp nơi, ảnh hưởng rất lớn đến các đoàn thực khách khác.

“Do nhà hàng của chúng tôi có hệ thống bếp thông với phòng ăn máy lạnh nên khi sơ chế phải lựa từng con ốc, rồi hấp xong phải phục vụ từng loại hải sản ăn kèm mắm gừng, muối ớt, muối ớt xanh, muối tiêu chanh…, các loại rau. Đó là chưa kể chi phí quản lý; lương cho nhân viên phục vụ, bếp; mặt bằng, điện nước; khấu hao và chi phí khác. Hơn nữa tất cả đều đã được thỏa thuận, thống nhất từ trước nhưng không hiểu sao nhóm du khách sau khi rời nhà hàng mới phản ảnh khắp nơi” - anh Phong chia sẻ.

Tin nhắn giữa hướng dẫn viên và người phụ nữ trưởng đoàn.

Tin nhắn giữa hướng dẫn viên và người phụ nữ trưởng đoàn.

Theo quản lý nhà hàng Hùng Vương, sau khi thông tin vừa nêu tràn ngập trên mạng xã hội, nhà hàng đã phải trả lời, giải trình nhiều lần với các cơ quan chức năng ở TP Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận.

“Một thùng bia thực khách mang từ bên ngoài vào, không chế biến, phục vụ gì, nhà hàng đã phụ thu 100 ngàn đồng/thùng; nếu hải sản do nhà hàng chúng tôi chế biến thì tiền lãi tối thiểu cũng hơn 250 ngàn đồng/1kg. Trước khi chế biến cũng đã thống nhất giá phụ thu vậy mà thực khách vẫn phản ánh khắp nơi làm ảnh hưởng và thật oan ức cho chúng tôi - anh Phong tâm sự.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm