'Nhập siêu từ Trung Quốc đúng như chưa chính xác'

“Trong việc thống kê rõ ràng có gian lận thương mại, hàng TQ vào Việt Nam rất nhiều nhưng không kiểm soát thống kê được, cái đó là đúng. Tuy nhiên, không hoàn toàn suy luận như vậy. Chúng tôi đã có thảo luận và cần xem lại số liệu của chúng ta”, Bộ trưởng Vinh nói.

Tất cả các quốc gia đều chênh nhau về cách tính toán

Theo Bộ trưởng Vinh, số liệu XNK hằng năm Tổng Cục thống kê lấy từ hải quan, cho nên không có băn khoăn gì, chính xác hay không chính xác.


Bộ trưởng Bùi Quang Vinh

“Chúng tôi đã tìm ra nguyên nhân vì sao lại có sự chênh lệch này. Hiện nay hầu hết các nước đều có sự chênh lệch chứ không chỉ riêng với TQ. Chẳng hạn Singapore XNK là 9,8 tỷ USD nhưng họ nói 16 tỷ USD, Nga là 3,5 tỷ USD thì nói 4,3 tỷ USD. Hầu như tất cả các quốc gia đều chênh nhau về cách tính toán. Thế giới thì đều có chênh lệch này do cách thống kê”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, thế giới quy định XK theo giá Fob, NK theo giá SIP, bao gồmcả giá bảo hiểm và giá vận tải. Tuy nhiên, mỗi nước lại áp dụng một cách. Thứ hai, hàng hóa của ta vào TQ thì TQ không tính XK qua đường tiểu ngạch.

“Qua đường tiểu ngạch ở đây không phải là buôn lậu, có hải quan hẳn hoi, Việt Nam thu thuế đầy đủ nhưng phía TQ lại không tính con số đó. Ví dụ, năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 2,14 tỷ USD nông sản qua TQ, nhưng TQ chỉ ghi nhận 0,7 tỷ USD. Họ biết con số này nhưng họ lại không ghi vào hạn ngạch. Trong 7 triệu tấn gạo thì TQ nhập khẩu 2,5 triệu tấn nhưng mà nhập khẩu đó chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Bên TQ lại không tính. Ngược lại XK của TQ lại tính tăng lên theo nguyên tắc xuất xứ hàng hóa”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh phân tích.

“Ví dụ vừa rồi tivi đưa tin xuất 40.000 tấn vải qua Myanmar nhưng chỉ tính có 4.000 tấn vì chúng ta xuất sang TQ. Họ đóng gói của họ, vàtính đó là hàng của họ. Nhưng mỗi nước họ có quyền của họ, áp đặt. Tương tự, chè của Việt Nam cũng mang mác nước khác vì đã đóng gói tại nước khác, chế biến. Ngược lại có những thứ như quần áo Việt Nam hiện rất uy tín, có những nước là lấy hàng của Việt Nam đóng thương hiệu của họ và xuất đi nước khác. Hoặc bóng đèn phích nước Rang Đông, Điện Quang có những người sang TQ đặt hàng hàng loạt, mang thương hiệu Việt Nam xuất về Việt Nam”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh giải thích.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh giải trình thêm, cái thứ 3 là tính giá. TQ họ tính giá đúng, là đưa cao nhưng khi buôn bán thì tính từ đơn hàng, từ hải quan nhập về thì có khi giá lại khác. Cho nên từ những phức tạp này thì con số khác nhau và tất cả các nước đều chênh lệch.

“Tôi nói thế để thấy rằng không phải là toàn bộ cái xuất khẩu của chúngta ngầm sang TQ là hàng cấm. Thực tế 2,5 triệu tấn gạo, nhiều nông sản của người dân cũng không được tính. Tôi cũng đã ở biên giới 40 năm nên tôi nắm rõ. Thừa nhận là có gian lận thương mại, có chênh lệch nhưng mà không phải chênh lệch giá trị bao nhiêu tỷ mà ta thấy. Còn cách thống kê thì lấy số của hải quan không có vấn đề gì. Nhưng cần nắm rõ bản chất vấn đề”, Bộ trưởng Vinh thông tin.

Không nên phê phán FDI

Về lo lắng tăng tỷ trọng doanh nghiệp FDI mà doanh nghiệp trong nước lại khốn đốn.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết: “Thưa các đại biểu chúng ta không nên phê phán FDI. Không có nước nào muốn từ chối đầu tư nước ngoài, kể cả Mỹ, Nga. Họ còn mở cửa mong muốn chúng ta vào. Đúng là tỷ trọng FDI với trong nước chênh nhau. Phải làm sao để doanh nghiệp trong nước mạnh lên. Nhưng nếu chúng ta hạn chế FDI thì nền kinh tế chúng ta sẽ ra sao? Một đề án của SAMSUNG thôi mà họ đã giải ngân 11,3 tỷ USD và năm nay còn 3 tỷ USD nữa. Và thu hút hàng trăm ngàn lao động. Cứ mỗi dự án khoảng 40.000 lao động. Lương 5-7-10 triệu mỗi tháng, đây là giải quyết công ăn việc làm. Trong khi mỗi năm chúng ta cần giải quyết 1,6 triệu việc làm”.

Cũng theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, đồng tình với nhiều ĐB quan tâm doanh nghiệp trong nước. “Họ cũng trăn trở doanh nghiệp phụ trợ là doanh nghiệp Việt Nam mà yếu kém thì họ cũng băn khoăn. Vì họ không thể đặt nhà máy ở Việt Nam mà nhập toàn bộ linh kiện từ Hàn Quốc qua được. Nhưng do doanh nghiệp của ta còn non kém nên chưa làm được điều này. Chúng ta phải làm”, Bộ trưởng Vinh nói.

Theo Bộ trưởng Vinh, Chính phủ đã trình Quốc hội và Quốc hội nhận ra điều này để thực hiện Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cả nước có 95% doanh nghiệp như thế cần có hộ trợ bằng luật. Chúng tôi đã tích cực làm và hy vọng năm 2016 sẽ thông qua luật này.

“Chúng tôi ngồi nhìn rất tự hào vì thấy nước mình cũng có vị thế. Năm nước này có GDP 4.000 tỷ USD, tha thiết đề nghị mở cửa cho Việt Nam. Họ đánh giá Việt Nam có vị thế đăc biệt quan trọng, nền kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ nên họ đề nghị ký, trong khi ASSEAN chỉ 2.500 tỷ USD. Khi ký thì tất cả các hàng rào thuế quan sẽ bằng 0%, hàng dệt may từ 11- 12% sẽ bằng 0%, hàng thủy sản 18% thì bằng 0%. Và họ mở cửa cho chúng ta vào”, Bộ trưởng Vinh nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm