Thủ đô Bình Nhưỡng. (Ảnh minh họa)
Thông tin sẽ được đăng tải trên các rang web của lực lượng cảnh sát tỉnh nơi những người mất tích được nhìn thấy lần cuối. Giới chức hi vọng có thể gợi lại các trí nhớ của các nhân chứng mới.
Cho tới nay, thông tin của 169 cá nhân bị thông báo mất tích đã được công bố. 124 trường hợp khác sẽ được công bố trong những tháng tới trong khi giới chức thảo luận với người thân của 308 nạn nhân về việc công khai các vụ việc của họ.
Gia đình của 263 cá nhân đã từ chối cho phép cảnh sát công khai các vụ việc.
“Chúng tôi coi đây là một bước đi nhỏ đúng hướng, nhưng thực sự chuyện này đã quá muộn”, Yuki Yakabe, giám đốc Ủy ban điều tra về người Nhật mất tích có thể liên quan tới Triều Tiên, cho hay.
“Nếu cảnh sát bắt đầu điều tra các vụ việc này sớm hơn, một số vụ việc có thể đã được giải quyết”, bà Yakabe nói.
Tổ chức của bà Yakabe đã tiến hành các cuộc điều tra đối với khoảng 500 cá nhân mất tích. Vụ việc sớm nhất theo điều tra của họ là xảy ra vào năm 1948 và người gần đây nhất mất tích là vào năm 2004.
“Chúng tôi không tin rằng tất cả những người này bị Triều Tiên bắt cóc, nhưng chúng tôi tin một số người đã bị bắt cóc và đưa tới Triều Tiên”, bà Yakabe nói.
Bình Nhưỡng đã cho phép 5 người bị bắt cóc trở về nhà vào năm 2002, nhưng nói rằng những người còn lại đã chết do bệnh tật, tự sát hoặc bị tai nạn.
Theo An Bình (Dân trí / AFP)