Hôm 30-08, hàng ngàn người đã biểu tình bên ngoài quốc hội Nhật Bản phản đối luật mới pháp mà cho phép Nhật Bản triển khai quân đội ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ khi kết thức Thế chiến II. Hiến pháp Nhật Bản hiện chỉ cho phép Tokyo tham gia chiến tranh trong trường hợp tự vệ.
"Bất chấp phản đối, theo tôi, dự luật cuối cùng cũng sẽ được thông qua" Sayuri Guthrie Shimizu, một giáo sư ngành lịch sử tại Đại học bang Michigan, nói với Sputnik.
Theo dự luật mới, được ủng hộ bởi Thủ tướng Shinzo Abe, chính phủ Nhật Bản sẽ có thể điều động lực lượng quốc phòng của mình ra nước ngoài để hỗ trợ các đồng minh mà không cần phải thông qua tranh luận của quốc hội hoặc các luật bổ sung.
Ông Abe gặp nhiều khó khăn vì dự luật mới
Theo Shimizu, các cuộc biểu tình không thể ảnh hưởng đến quyết định của chính phủ. Tuy nhiên, giáo sư nói rằng, "cuộc biểu tình sẽ không "nguội lại" ngay lập tức mà vẫn còn kéo dài trong tương lai ở cường độ và quy mô khác nhau". Dự luật trên đã được thông qua ở hạ viện và đang chờ xem xét ở thượng viện Nhật Bản.
Cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật (30-08) là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong những năm gần đây, theo ước tính 120.000 người đã tụ tập bên ngoài quốc hội, yêu cầu Thủ tướng Abe từ chức và bảo vệ hiến pháp hòa bình của Nhật Bản. Cuộc biểu tình đã diễn ra ở trong nước kể từ khi hạ viện thông qua dự luật.
Sau Thế chiến II, chính phủ Nhật đã sửa đổi hiến pháp để quân đội không thể được sử dụng để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Lực lượng vũ trang hiện nay của Nhật Bản được gọi là Lực lượng Phòng vệ và chức năng của lực lượng này bị hạn chế nghiêm khắc.