Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đều là những quốc gia có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ, và là điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư Nhật Bản về hệ thống đường sắt, nhà máy điện và các cơ sở hạ tầng khác.
Kế hoạch hỗ trợ khoảng 750 tỉ yên qua ba năm tiếp theo lần này theo sau cam kết viện trợ 600 tỷ yên cho 5 quốc gia trong giai đoạn 3 năm trước đó.Khoản viện trợ mới này đã được công bố sau phiên kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại Tokyo giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và các nhà lãnh đạo 5 nước Mekong.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra bài phát biểu trước Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo khác của các nước khu vực sông Mekong trong cuộc họp thượng đỉnh hôm 04-07 (ảnh REUTERS)
Trong bản tóm tắt các thỏa thuận hợp tác Nhật Bản-Mekong, hai bên cũng ghi nhận các mối quan tâm về những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông mà sẽ làm phức tạp thêm tình hình và làm xói mòn niềm tin, hơn nữa có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Hồi tháng 5 Nhật Bản đã tiết lộ kế hoạch cung cấp viện trợ 110 tỉ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao và thân thiện với môi trường châu Á.
Dự án này hoàn toàn trái ngược với Ngân hàng Đầu tư châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu bởi lẽ theo Washington trước đó đã cho biết các dự án của ngân hàng AIIB có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Quan hệ Trung-Nhật hiện vẫn bị cản trở và xấu đi do các tranh chấp lãnh thổ mặc dù có sự cải thiện nhỏ kể từ khi Thủ tướng Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên hồi năm ngoái.