Nhiều tỉnh biên giới tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước

Theo báo cáo của Vụ Thị trường châu Á – châu Phi mặc dù còn nhiều khó khăn, ngay cả khi phải đối mặt với đại dịch COVID-19 nhưng kinh tế tại các tỉnh khu vực biên giới, nhất là khu vực biên giới cửa khẩu vẫn duy trì mức tăng trưởng dương.

20/25 tỉnh biên giới tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước

Nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân của cả nước. 6 tháng đầu năm 2021, 20/25 tỉnh tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước. Một số tỉnh tăng trưởng ở mức hai con số, đơn cử như tỉnh Quảng Ninh.

Đến nay, đã thành lập 26 khu kinh tế cửa khẩu trên cả 3 tuyến biên giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Các tỉnh biên giới, khu vực biên giới đã có 267 cụm công nghiệp hoạt động với tổng diện tích là 8.799 ha; tương ứng chiếm 36,6% số lượng và 39,4% diện tích các cụm công nghiệp đã hoạt động của cả nước…

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị trực tuyến. Ảnh: BCT

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình phát triển kinh tế khu vực biên giới vẫn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế-xã hội các vùng biên giới còn chậm phát triển.

Sản xuất công nghiệp chưa tạo ra sản phẩm chủ lực, năng lực cạnh tranh yếu. Kim ngạch thương mại biên giới năm 2020 đạt 30 tỷ USD, chỉ chiếm 5,5% trong tổng kim ngạch thương mại của cả nước nói chung…

Lý giải nguyên nhân về những tồn tại kể trên, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, đó là do thiếu vốn cho đầu tư; kết cấu hạ tầng giao thông thiếu và xuống cấp; tâm lý e ngại, nhất là tư nhân, đầu tư vào khu vực biên giới ro tính rủi ro và lợi thế cạnh tranh thấp.

Cạnh đó là do vấn đề thiếu quy hoạch hoặc chất lượng quy hoạch kém, thiếu tầm nhìn dài hạn; công tác quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch hạn chế...

Từng bước xóa bỏ tiểu ngạch trong thương mại biên giới

Theo Bộ trưởng Diên, tiềm năng, lợi thế của việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế trẻ ở khu vực này là khai thác thị trường hơn 1,5 tỷ dân Trung Quốc; khai thác thị trường ASEAN và thị trường các nước mà Việt Nam là thành viên (FTA).

Bộ trưởng nhấn mạnh các nhóm giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới, đó là cần tập trung xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp – thương mại trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, khẩn trương tích hợp Quy hoạch vùng, Quy hoạch tỉnh.

Đồng thời, triển khai Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nhất là phát triển công nghiệp – thương mại khu vực biên giới, cửa khẩu… tương xứng với tiềm năng, lợi thế của khu vực và tương thích với quy hoạch, đầu tư phát triển của nước bạn. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu đề xuất chính sách hoặc ban hành chính sách địa phương để thu hút đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh cần ưu tiên bố trí phân bổ vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng về giao thông, điện, nước, viễn thông và hạ tầng thương mại dịch vụ. Tận dụng tốt quan hệ qua biên giới và các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với các nước để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao… phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Ông Diên cũng lưu ý các địa phương chủ động trong việc đề xuất nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu để đáp ứng nhu cầu giao thương của người dân, doanh nghiệp các nước chung biên giới. Nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu chính ngạch, và hạn chế tới mức thấp nhất, tiến tới xóa bỏ tiểu ngạch trong thương mại khu vực biên giới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm