17 phút sau, chiếc máy bay mang số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines đâm vào tòa tháp phía nam và cảnh tượng được truyền hình trực tiếp. Lúc 9 giờ 37 phút, chiếc máy bay số hiệu 77 của hãng hàng không American Airlines lao vào Lầu Năm Góc.
Còn chiếc máy bay thứ 4 mang số hiệu 93 của hãng hàng không United Airlines rơi xuống cánh đồng ở gần thị trấn Stonycreek, bang Pennsylvania lúc 10 giờ 3 phút sáng. Không một ai có mặt trên những chuyến bay này còn sống sót.
Đúng 8 giờ 46 ngày 11-9, chiếc máy bay mang số hiệu 11 của American Airlines đâm vào tầng 93 đến 99 của tòa tháp phía Bắc.
Khoảnh khắc chuyến bay số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines lao vào tòa pháp phía nam Trung tâm Thương mại Thế giới lúc 9 giờ 3 phút.
Tòa nhà Lầu Năm Góc, trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, ở bang Virginia cũng bị tấn công. Một phần của Lầu Năm Góc bị phá hủy nghiêm trọng.
Khi hai chiếc máy bay đâm xuyên qua hai tòa tháp đôi, gây ra một vụ cháy lớn và cuối cùng khiến hai tòa tháp sụp đổ. Chiến đấu cơ được huy động, trong khi mọi chuyến bay phi quân sự trong không phận Mỹ được yêu cầu phải hạ cánh.
Hàng ngàn người bị mắc kẹt trong những tầng trên cao của tháp đôi. Nhiều người đã thiệt mạng ngay khi hai chiếc máy bay đâm vào, nhiều người khác chết trong vụ cháy sau đó và khi tòa tháp sập xuống. Một số người chết vì nhảy ra khỏi tòa nhà để tránh lửa và khói. Tổng cộng, có 2.996 người thiệt mạng.
Chiếc máy bay phát nổ tạo ra quầng lửa bao trùm những tầng cao của tòa nhà.
Giây phút khiến cả nước Mỹ sững sờ và thế giới bàng hoàng khi một vụ khủng bố xảy ra, đánh thẳng vào trung tâm kinh tế - tài chính của nước Mỹ. Ảnh: AP
Hình ảnh cuối cùng của tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới, biểu tượng một thời của nước Mỹ.
Những người bên trong tòa tháp trèo ra ngoài cửa sổ ở độ cao hơn 320 m so với mặt đất vì khói và sức nóng từ đám cháy. Rất nhiều người bị thiêu cháy và phải nhảy từ những tầng cao của Trung tâm Thương mại Thế giới. Đây là hình ảnh khiến cả thế giới không bao giờ quên về tội ác kinh hoàng mà khủng bố gây ra.
Bức ảnh ám ảnh về sự kinh hoàng của vụ tấn công. Một người đàn ông đã tìm đến cái chết do không chịu được áp lực của lửa và sức nóng từ đám cháy. Ảnh: AFP.
Những hình ảnh cuối cùng của tòa tháp đôi, trước khi nó đổ sập và trở thành đống tro bụi.
Người dân bên dưới tòa nhà hoảng loạn tìm nơi trốn thoát, trên gương mặt họ không dấu được nổi sợ hãi, thất thần.
Khoảnh khắc tòa tháp đôi sụp đổ hoàn toàn, niềm kiêu hãnh nước Mỹ, gần 3.000 sinh mạng đã bị chôn vùi trong tích tắc. Khói bụi bao trùm một diện tích lớn xung quanh khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới.
Khi lực lượng cứu hộ đến nơi, tất cả chỉ còn là đống đổ nát hoang tàn. Chỉ còn rất ít người may mắn sống sót. Những đám cháy cứ âm ỉ kéo dài suốt nhiều ngày trong đống sắt thép và gạch vụn khổng lồ. Một phần của khu Manhattan phải đóng cửa không cho xe cộ qua lại, trừ xe tham gia cứu hộ.
Đã có tới 343 lính cứu hỏa của Sở Cứu hỏa New York hy sinh trong khi làm nhiệm vụ giải cứu những người mắc kẹt trong tháp đôi.
Trong những ngày sau đó, nhân viên cứu hộ từ các thành phố và tiểu bang lân cận cùng đổ về New York. Thi thể các nạn nhân lần lượt được đưa ra từ đống đổ nát trong khi quốc kỳ Mỹ vẫn tung bay ở hiện trường vụ khủng bố như một bằng chứng về sự kiên cường của đất nước vừa bị tấn công.
Khói bụi bao trùm một diện tích lớn xung quanh khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới. Ảnh: Time
Khi lực lượng cứu hộ đến nơi, tất cả chỉ còn là đống đổ nát hoang tàn.
Lính cứu hỏa kéo cờ Mỹ từ đống hoang tàn.
Người đàn ông này đã rất may mắn sống sót. Người ông ta phủ đầy bụi trắng khi tòa nhà sụp đổ. Đối với những người may mắn này, ngày 11-9-2001 mãi mãi là ngày đen tối. Đây là dấu mốc để Mỹ thúc đẩy cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.
Hình ảnh một cảnh sát đơn độc tại Ground Zero - nơi từng là Trung tâm Thương mại Thế giới. Các thành viên trong gia đình anh là nạn nhân trong vụ khủng bố 11-9.