Có phải ăn đậu phộng khi mang thai là không nên?
Một số người nghĩ rằng việc em bé có nguy cơ mắc bệnh dị ứng đậu phộng gây tử vong nếu tiếp xúc chúng trong tử cung hoặc khi mới sinh nhưng điều này không hẳn là chính xác.
Phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn trừ khi họ bị dị ứng. Nhưng để an toàn cho trẻ sơ sinh, tốt hơn hết không nên tiêu thụ đậu phộng cho đến sáu tháng và chỉ khi gia đình không có tiểu sử về dị ứng thực phẩm.
Gideon Lack, giáo sư về bệnh dị ứng trẻ em tại Trường King's College, London, nói: "Có bằng chứng rõ ràng rằng từ bốn tháng tuổi, ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm sẽ làm giảm sự phát triển của chứng dị ứng đậu phộng".
Tại sao bạn lại không nên rửa gà?
Nhiều người trong chúng ta vẫn làm điều đó nhưng điều này được coi là đã lỗi thời và không an toàn bởi các chuyên gia. Đó là vì nước bắn tung tóe trên gà có thể lây lan vi khuẩn như campylobacter, vi khuẩn này có thể gây ra bệnh dạ dày.
Chúng ta không nên rửa gà trước khi nấu vì có thể làm lây lan vi khuẩn như campylobacter. Ảnh: Internet
Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là hãy nấu chín kỹ cho đến khi thịt không còn màu hồng và không chảy huyết nữa. Public Health England báo cáo rằng từ tháng 7-2015 đến tháng 3-2016, 61% gà tươi đã bị nhiễm khuẩn campylobacter, gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm hơn E.coli, listeria và salmonella.
Không nên tích trữ khoai tây trong tủ lạnh nếu bạn định nướng chúng
Việc giữ lạnh khoai tây trong tủ lạnh sẽ hình thành nhiều loại đường tự do, đồng thời làm tăng nồng độ acrylamide (chất gây kích thích các tế bào ung thư) hình thành khi các thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như khoai tây và bánh mì được nướng ở nhiệt độ 120 độ bằng cách chiên, rang hoặc nướng.
Không nên để khoai tây vào tủ lạnh nếu chúng ta muốn nướng chúng. Ảnh: Internet
Vì vậy không nên nướng các thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, rau củ và bánh mì quá lâu. Điều này sẽ làm giảm thiểu sự hình thành acrylamide và chúng ta nên giữ khoai tây ở nơi mát mẻ có nhiệt độ trên 6 độ nếu bạn muốn nấu chúng ở nhiệt độ cao.
Sushi và xúc xích có thể không an toàn như bạn nghĩ
Hải sản tươi sống không bao giờ đảm bảo an toàn tuyệt đối vì da cá có thể bị nhiễm virus hoặc norovirus hoặc giun dạ dày anisakis và những món ăn sống hoàn toàn không phù hợp với phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Bạn có thể ăn quá nhiều cá?
Dầu cá có thể chứa dioxin tan trong chất béo và các hóa chất PCB, có liên quan đến bệnh ung thư và tình trạng sinh thiếu cân ở trẻ.
Đối với phụ nữ đang muốn có thai chỉ nên ăn hai phần cá/ tuần, với nam giới là bốn phần/ tuần.
Vấn đề này không chỉ gặp trên cá hồi, cá mòi và cá thu - một số loài cá trắng có chứa PCBs tương tự như các loại dầu cá.
Nếu cá chẽm, cá tráp, cá bơn và cá hồi đá (nhám gai) là thực đơn phổ biến của bạn, bạn nên tìm kiếm giải pháp thay thế.