Cối xay thóc.
Theo tài liệu tại khu bảo tồn di tích này ghi lại thì từ những năm 1850 cả vùng Suối Tiên là rừng núi, hoang sơ, dân cư quanh năm sống trong cảnh đói khát vì thiếu nước, nhiều người phải bỏ đất ra đi. Giữa lúc đó, ông Nguyễn Đình Thái hay còn gọi là Hai Thái từ xã Vĩnh Trung lên Suối Tiên để khai hoang lập ấp. Ông đã khai phá, thiết lập hệ thống dẫn nước từ ngọn nguồn Suối Tiên về tưới cho đồng ruộng ở khu vực này.
Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1925. Sau Cách Mạng Tháng Tám thành công thì ông mất (khoảng 1947), ngôi nhà với khuôn viên khá lớn, trên 18.000 m2, có ảnh hưởng của văn hóa kiến trúc Pháp, kèm theo đó là một số ngôi nhà cổ nhiều cột gỗ được tái tạo, bảo tồn.
Theo các nhân viên làm việc tại đây, nhiều du khách rất thích thú khi đến đây. Nhất là người trẻ tuổi khi lần đầu tiên họ nhìn thấy những loại nông cụ lạ mắt.
Cái cày ruộng.
Trải qua những thăng trầm về thời gian và những chủ nhân. Từ năm 2007 đến nay, tỉnh Khánh Hòa có chủ trương tôn tạo, bảo tồn toàn bộ khu nhà và khuôn viên, đồng thời giao cho khách sạn Yasaka Sài Gòn - Nha Trang triển khai làm điểm du lịch để du khách tham quan.
Trong thời gian qua, ghi nhận những nỗ lực của cơ quan quản lý, đã khôi phục nhiều hiện trạng. Đặc biệt, đã sưu tầm nhiều nông cụ cổ xưa như gầu tát nước (gầu sòng), cối đá xay bột, cày, nơm bắt cá, các loại nông cụ dùng quạt sạch bụi thóc, cối giã thóc thành gạo… được trưng bày theo chuyên đề ngăn nắp, tạo sự thuận lợi cho du khách tham quan và cảm nhận về không gian sống xưa kia của cha ông ta.
Các loại lu, khạp đựng nước…
Máy quạt thóc
Các loại cối đá, cối gỗ xưa.
Cái nơm để bắt cá
Rương xe (đựng đồ dễ cơ động)
Ngôi nhà cổ.
Gầu sòng tát nước.
Công Thi