Công phu nghề làm đầu Lân ở đất cố Đô

Mời bạn đọc cùngchiêm ngưỡng những công đoạn chế tác một chiếc đầu lân để phục vụ tết Trung thu sắp đến của những nghệ nhân xứ Huế tại nhà anh Trần Sinh Anh (chủ của một xưởng làm lân thủ công trên đường Lê Duẩn, phường Phú Thuận, TP Huế). Gia đình anh Anh đã gắn bó với lân thủ công 18 năm. Anh là người còn níu giữ được hồn nghề truyền thống với cách làm đầu lân độc đáo ở đất cố Đô. 

Cậu bé này đã gắn bó với những chiếc đầu lân từ rất sớm và sản phẩm cậu làm ra là những chiếc đầu lân nhỏ qua đôi bàn tay khéo léo của cậu. Ảnh: ĐỨC LỘC

Anh Anh đang bấm thép tạo mày và mí cho lân. Xưởng lân của anh đã có nhiều năm làm và sản xuất đầu lân phục vụ Trung thu. Ảnh: ĐỨC LỘC.
Những sản phẩm gần hoàn thiện do khách đặt sẽ được để ở kho riêng đợi vào lông và một số chi tiết khác. Ảnh: ĐỨC LỘC 
Gắn bó với chồng, chị Nhung đã giúp đỡ anh Anh rất nhiều trong việc tạo ra những con lân độc đáo bán ra thị trường. Ảnh: ĐỨC LỘC
Công đoạn sơn quét và tô màu cho lân. Ảnh: ĐỨC LỘC
Rất nhiều đầu lân đã xong và chờ để trang trí thêm và đem ra bày bán. Ảnh: ĐỨC LỘC
Thường thì mỗi người sẽ phụ trách một khâu hoặc phụ giúp cho anh Anh nếu anh có quá nhiều sản phẩm để hoàn thiện. Ảnh: ĐỨC LỘC
Công đoạn bồi giấy, trước đó các nghệ nhân phải ngâm giấy và xé vừa đủ để bồi không có chỗ nào dày và chỗ nào mỏng. Có như thế con lân sẽ chắc hơn và không bị móp. Ảnh: ĐỨC LỘC
Anh Anh đang bồi giấy cho đầu lân lớn hơn. Đầu lần lớn thường đòi hỏi phức tạp và đều tay bồi hơn. Ảnh: ĐỨC LỘC
Những con lân nhỏ chỉ sơn vào lông và gắn lục lạc là có thể bán ra thị trường. Đầu lân nhỏ nên thợ phải tỉ mỉ chuẩn xác. Ảnh: ĐỨC LỘC
Công đoạn sơn các đầu lân nhỏ và phối màu rất công phu. Ảnh: ĐỨC LỘC
Công đoạn bồi giấy xi măng và hồ để tạo độ cứng, chắc cho lân. Ảnh: ĐỨC LỘC
Công đoạn vào lông, khâu hoàn thiện cuối cùng để đưa đầu lần ra thị trường phục vụ tết Trung thu. Ảnh: ĐỨC LỘC

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm