Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết

(PLO) - Vào những ngày cuối cùng của năm cũ, nhiều nông dân làm ruộng ở quận 2, TP.HCM tích cực huy động nhân lực trong gia đình ra đồng gặt lúa. Bên cạnh đó những nhân công từ miền tây cũng được thuê mướn để gặt lúa cho kịp ăn Tết.
Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 1

 Ông Lê Văn Điều ở phường Cát Lái, quận 2 có một mẫu ruộng nhưng chưa thu hoạch xong. Ngày 27 Tết ông Điều huy động cả gia đình ra đồng gặt lúa.

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 2

 Đúng vào dịp nghỉ Tết nên những người con, anh em của ông Điều đều có thể tranh thủ giúp ông thu hoạch những thửa ruộng cuối cùng. Công việc khá mệt nhọc, nên chỉ có đàn ông trai tráng ra đồng. Phụ nữ thì ở nhà chuẩn bị cơm nước, dọn dẹp nhà cửa vì sắp Tết.

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 3

Lúa được canh tác một năm một vụ, do chân ruộng khá sâu nên khó dùng cơ giới, 100% công việc từ gặt, đập, phơi đều được thực hiện bằng tay không nên 5 người trong gia đình ông Điều khá vất vả. 

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 4

 Theo ông Điều, sản lượng lúa năm nay không cao, trong khi giá thuê nhân công tính ra thì không đủ chi phí nên ông đợi con cháu nghỉ Tết và huy động toàn lực gặt lúa. "Như hôm nay và ngày mai gặt là xong, còn phơi một hai bữa là có thể cất được, lúa chỉ đủ ăn trong gia đình, nếu bán cũng không đáng là bao" - ông Điều cho biết.

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 5

Đồng lúa của ông Điều lọt thỏm giữa nhà chung cư, cao ốc và văn phòng. 

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 6

 Do không sử dụng máy móc nên việc canh tác và thu hoạch gặp không ít khó khăn, vất vả. Theo ông Điều, các con của ông đều đi làm công nhân ở các khu công nghiệp, ăn lương, ít ai theo nghiệp nhà nông.

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 7

 Lúa sau khi gặt được để thành đống và được đập bằng tay.

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 8

 Một khung gỗ được thiết kế bằng gỗ và tre để đập lúa, theo ông Điều, gia đình ông mấy đời làm nông và đều canh tác, sản xuất theo phương thức như vậy.

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 9

 Các con ông Điều dù là công nhân, xe ôm nhưng rất thành thục trong việc làm nông, vì mỗi vụ mùa đều chung tay gieo trồng, chăm bón và thu hoạch.

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 10

 Giữa tiết trời nắng, mỗi lúc ngơi tay, những người nông dân Sài Gòn chính hiệu lại tranh thủ uống hớp trà đá, xua tan nhọc nhằn.

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 11

 Khi lúa đầy, khung gỗ được gỡ ra để lấy lúa cho vào bao.

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 12

Trên khung gỗ treo một nửa ổ bánh mì. Anh Trí , con trai ông Điều cho biết, cả nhà làm việc từ sáng đến tối cho chóng xong, lúc nào đói thì ăn bánh mì lót dạ ngay tại chân ruộng. 

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 13

 Gần đó là khu ruộng của một hộ nông dân khác, tại đây những người miền tây từ Sóc Trăng được thuê mướn gặt lúa.

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 14

Lúa được tuốt máy sau đó cho vào bao vận chuyển lên đê để thuận tiện chuyên chở. 

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 15

Mỗi bao lúa tươi khá nặng nhưng những người này có thể dễ dàng vác đi trên chân rộng nhão. 

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 16

 Lúa sau khi được đóng bao sẽ được đem phơi dọc con lộ gần ruộng, lúa được nắng mẩy vàng, thơm mùi đồng nội.

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 17

Anh Châu Văn The (38 tuổi, ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) cho biết mình từ quê lên Sài Gòn khoảng 2 tháng nay, vì chưa quen nên không xin được vào làm tại các khu công nghiệp, nên anh em quen nhau đi gặt lúa thuê cho các chủ ruộng. Một mẫu chủ ruộng trả cho tiền công khoảng 2,5 triệu. 

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 18

 Được biết, những người làm thuê như anh The đều là dân tộc Khmer phải ở chòi cách đó khoảng 1 tiếng đi thuyền. Sáng chủ đưa đi, tối chủ đưa về, cơm nước thì mình tự lo. Chắc vào khoảng 28 Tết thì về, dù về hay thế nào cũng phải gặt xong lúa, mình nhận lời gặt xong là phải gặt xong mới về" - anh The khẳng định. 

Nông dân Sài Gòn gặt lúa 'chạy' Tết ảnh 19

 Được biết, những chân ruộng tại quận 2 đã được thu hồi và đền bù, khi nào tiến hành giải phóng mặt bằng để phục vụ xây dựng thì những chân ruộng tại đây sẽ không còn.

Theo NGUYỄN TÂN
Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

(PLO)- Theo Thông tư 02/2023 của Bộ GTVT có hiệu lực từ 0g ngày 22-3, chu kỳ kiểm định xe ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (xe cá nhân, xe gia đình) có chu kỳ đầu tiên tăng từ 30 tháng lên 36 tháng như bảng dưới đây.
Bắt đầu lối sống Healthy từ những điều đơn giản nhất

Bắt đầu lối sống Healthy từ những điều đơn giản nhất

(PLO)- Một lối sống lành mạnh không còn là điều quá khó nhằn khi chúng ta biết cách thích nghi với hoàn cảnh để áp dụng. Người trẻ đã khám ra bí quyết riêng giúp họ tự tay phá bỏ rào cản, thử thách khi theo đuổi lối sống này.
Một cụ ông ở Vạn Ninh, Khánh Hòa thọ 119 tuổi

Một cụ ông ở Vạn Ninh, Khánh Hòa thọ 119 tuổi

(PLO)- Ông Trương Thanh Suông, Chủ tịch Hội người cao tuổi của xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) cho biết, theo giấy tờ và các cụ cao niên ở thôn, cụ Nguyễn Long sinh năm 1904, vì vậy năm nay cụ đã 119 tuổi.