'Nước cờ' AIIB của Trung Quốc thu hút các đồng minh lớn của Mỹ
"Chúng tôi sẽ cân nhắc tham gia nếu..."
"Chúng tôi đã và đang yêu cầu (Trung Quốc) đảm bảo tính bền vững của việc vay nợ, lường trước những tác động của nó đối với môi trường và xã hội”, ông Taro Aso khẳng định với Reuters.
Vị này cho biết thêm “Chúng tôi có thể cân nhắc để tham dự nếu các vấn đề mà tôi đã đề cập trên đây được đảm bảo. Chúng tôi sẽ xem xét việc gia nhập AIIB một cách thận trọng dưới góc nhìn ngoại giao và kinh tế”.
Nếu các điều kiện trên được đảm bảo, Nhật Bản có thể sẽ đi sâu hơn, thảo luận kỹ hơn. Tuy nhiên đến lúc này, Nhật Bản vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào (từ phía Trung Quốc).
Ông Taro Aso còn mong muốn Ngân hàng này sẽ có một ban quản trị để giám sát và cấp duyệt các trường hợp vay nợ cá nhân.
Nhiều báo cáo cho rằng các đồng minh lớn của Mỹ như Pháp, Đức và Ý đã đồng ý tham gia AIIB, cùng với Anh. Song song đó, một đồng minh quan trọng của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương là Úc cũng chuẩn bị tâm thế tham gia AIIB trong thời gian tới.
Tân Hoa Xã cho hay Hàn Quốc, Thụy Sỹ và Luxembourg cũng đã được xem xét gia nhập AIIB.
Mỹ tỏ ra không hài lòng trước quyết định của các đồng minh chủ chốt, và nhấn mạnh sự quan ngại về các chuẩn mực quản trị và môi trường của AIIB. Ngân hàng này dự kiến sẽ là đối thủ của ngân Hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Manila, và Ngân hàng Thế giới (WB) tại châu Á.
Vào tháng 10-2014, đại diện của 21 quốc gia châu Á đã họp mặt tại Bắc Kinh để khánh thành AIIB
Anh đã sớm tuyên bố ý định trở thành thành viên sáng lập của AIIB – một sáng kiến do Trung Quốc dẫn đầu để cạnh tranh với ADB và WB tại khu vực châu Á. Động thái này của Anh đã “chọc giận” Washington, đồng thời nêu cao sự cận trọng của nước này.
Vào tháng 10-2014, đại diện của 21 quốc gia châu Á đã họp mặt tại Bắc Kinh để khánh thành AIIB – ngân hàng tập trung vào việc cung cấp nguồn vốn cho các dự án hạ tầng tại châu Á. Ngân hàng này mở đầu bằng nguồn vốn lên đến 50 tỷ USD, trong đó có một nửa là của Trung Quốc.
Anh chính là quốc gia lớn đầu tiên tại tây Âu tham gia với tư cách là một thành viên của AIIB. Vào tháng 3-2015, các quốc gia thành viên sáng lập AIIB sẽ gặp nhau để thảo luận về việc bố trí, sắp xếp quản lý và trách nhiệm đối với AIIB.